Gắn thiết bị để theo dõi ‘xác chết bay’

14/09/12, 14:07 Khoa học

Các nhà khoa học Mỹ gắn thiết bị phát sóng radio để theo dõi hành vi của những con ong mật bị ruồi kiểm soát não nhưng vẫn có khả năng di chuyển.

Một xác ong mật với
Một xác ong mật với thiết bị phát sóng radio trên cơ thể. Ảnh: National Geographic.

Vào mùa sinh sản, ruồi Megaselia scalaris thường đẻ trứng trong cơ thể ong mật. Khi trứng nở thành ấu trùng, ong mật mất khả năng kiểm soát bản thân. Chúng rời tổ vào buổi tối và tụ tập thành đàn gần những nơi phát ra ánh sáng. Sau đó chúng di chuyển liên tục theo vòng tròn trên mặt đất tới khi chúng chết.

“Ấu trùng ruồi kiểm soát não của ong mật và buộc chúng bỏ đàn. Nhưng cũng có thể những con ong rời đàn và tự sát để ruồi không tấn công những con ong khác”, John Hafernik, một nhà nghiên cứu côn trùng của Đại học San Francisco tại Mỹ, nhận xét.

Hafernik tình cờ phát hiện những “xác ong bay” vào năm ngoái, khi ông tìm kiếm những bọ chết để nuôi côn trùng trong phòng thí nghiệm. Sau khi nhặt vài xác ong mật bên dưới cột đèn trong khuôn viên trường đại học, ông thấy ấu trùng ruồi chui ra từ xác ong.

Giờ đây Hafernik cùng các đồng nghiệp gắn những thiết bị phát sóng radio lên cơ thể của khoảng 500 con ong mật bị nhiễm trứng ruồi. Họ cũng gắn thiết bị quét tia laser trong một ống nhỏ – nơi duy nhất mà ong mật có thể chui qua để ra hoặc vào tổ. Nhờ các thiết bị đó mà nhóm nghiên cứu biết thời điểm mà ong rời tổ và những con không quay trở lại.

Nhóm chuyên gia hy vọng họ sẽ tìm ra đáp án cho nhiều câu hỏi. Chẳng hạn, phải chăng lũ ong chỉ bỏ tổ vào buổi tối, khoảng thời gian mà chúng thường không bay ra ngoài. Nếu quả thực ong chỉ rời khỏi đàn vào buổi tối, hành vi này là bằng chứng cho thấy ấu trùng ruồi đã kiểm soát hệ thần kinh của ong.

Những nghiên cứu như thế sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ hiện tượng ong bỏ đàn vì một căn bệnh bí ẩn. Hiện tượng đó khiến số lượng ong mật tại Mỹ giảm mạnh trong vài năm qua.

“Chúng tôi nghi ngờ ấu trùng ruồi ký sinh trong cơ thể ong là thủ phạm khiến ong bỏ đàn. Nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn hành vi bỏ đàn của ong”, Hafernik nói.

Minh Long

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời