Ánh sáng của loài đom đóm đang ngày một lụi tàn, và nguyên nhân đến từ con người chúng ta

Một trong những cảnh tượng mê hoặc nhất của tạo hóa ban tặng chính là ánh sáng được phát ra từ những con đom đóm. Tuy nhiên chủng loài này hiện đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng do sự tàn phá của con người.

Ánh sáng của loài đom đóm đang ngày một lụi tàn, và nguyên nhân đến từ con người chúng ta
Ánh sáng của loài đom đóm đang ngày một lụi tàn, và nguyên nhân đến từ con người chúng ta. (Ảnh qua Pinterest)

Đom đóm có thể phát sáng bằng cách kích hoạt một phản ứng hóa học bao gồm oxy, canxi với enzyme gọi là luciferase bên trong vùng cơ quan đặc biệt tại bụng của chúng. Quá trình này được gọi là phát quang sinh học và nguồn sáng tỏa ra từ loài đom đóm luôn là một nguồn sáng đầy mê hoặc. Tuy nhiên, hiện nay loài côn trùng này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do nhiều nguyên nhân đến từ phía con người.

Theo một nghiên cứu tổng quan đầu tiên về tình trạng của loài đom đóm vừa được công bố, loài côn trùng này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng, do môi trường sống bị tàn phá và bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu.

Các nhà nghiên cứu cũng cho hay luồng sáng của loài đom đóm cũng đang ngày một bị lấn át bởi tình trạng ô nhiễm ánh sáng nhân tạo từ các thành phố. 

Môi trường sống của nhiều loài đom đóm đang bị tàn phá

Theo thống kê, hiện có hơn 2000 loài bọ cánh cứng thuộc họ đom đóm thắp sáng cho các vùng đất ngập nước, đầm lầy, đồng cỏ, rừng rậm và các công viên đô thị trên toàn thế giới. Một số loài bọ trong số đó phát triển rất mạnh mẽ, chẳng hạn như loài bọ cánh cứng Photinus pyralis (hay còn gọi là Big Dipper) tại Mỹ.

Môi trường sống của nhiều loài đom đóm đang bị tàn phá. (Ảnh qua Pinterest)

Bà Sara Lewis, nhà sinh vật học đến từ trường ĐH Massachusetts và là tác giả của nghiên cứu, dựa trên một khảo sát từ hàng chục chuyên gia về đom đóm chia sẻ: “Những loài bọ như loài Big Dipper có thể tồn tại ở khắp mọi nơi”.

Nhưng một số loài đom đóm khác, như giống đom đóm phát sáng quang học phía Nam nước Anh cho tới 2 giống đom đóm thường được du khách săn tìm là đom đóm đồng bộ tại Malaysia và đom đóm ma xanh tại Appalachian, đều đang có dấu hiệu suy giảm số lượng do sự phát triển sinh thái không ngừng từ phía con người. 

“Một số loài đom đóm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị thiếu hụt môi trường sinh sống do chúng cần có các tiêu chí điều kiện nhất định mới có thể phát triển toàn vẹn”, bà Lewis chia sẻ.

Cảnh tượng rừng đom đóm đẹp mê hoặc.
Cảnh tượng rừng đom đóm đẹp mê hoặc. (Ảnh qua Pinterest)

Chẳng hạn, loài đom đóm tại Malaysia, có tên khoa học là Pteroptyx tener,  sống ở rừng ngập mặn ven sông trong giai đoạn ấu trùng, nhưng nhiều phần rừng là nơi trú ngụ của nó đã bị san bằng nhằm phục vụ xây dựng các đồn điền dầu cọ và trang trại nuôi cá. 

Hay loài đom đóm phát sáng quang học (Lampyris noctiluca) lại gặp một vấn đề khác, chính là những con đom đóm cái không thể bay, đồng nghĩa với việc chúng không thể di cư tới địa điểm mới dễ dàng được nếu môi trường sống hiện tại của chúng liên tục bị sàn bằng để xây ngoại ô, làm đất trồng thương mại hay làm đường xá.

Còn một số loài đom đóm khác thuộc vào dạng “dinh dưỡng cá biệt” chẳng hạn như loài Lampyris iberica. Vào giai đoạn ấu trùng, chúng cần ăn những thứ nhất định như 1-2 loài ốc sên, giun đất và những con mồi thuộc lớp thân mềm khác. Khi các vườn cây ăn quả tại vùng Địa Trung Hải của Tây Ban Nha bị bỏ hoang hoặc nhường chỗ cho quá trình đô thị hóa thì những giống ốc sên ưa thích của loài đom đóm này cũng bị tiêu diệt, khiến cho những ấu trùng đom đóm không còn gì để ăn nữa. 

Trong khi đó, giống đom đóm trưởng thành Pteoptyx tại Malaysia hàng đêm lại thường tụ tập tại những chiếc cây cố định cạnh những sông ngập mặn để phát sáng. Tuy nhiên lượng lớn số cây tại đây đã bị chặt bỏ.

Ô nhiễm ánh sáng nhân tạo

Các chuyên gia khẳng định, trong 10 nguyên nhân dẫn tới tuyệt chủng của loài đom đóm thì vấn đề do thiếu hụt môi trường sống là vấn đề nguy hiểm nhất tại mọi nơi, trừ phía Đông châu Á và Nam Mỹ. 

Ô nhiễm ánh sáng nhân tạo
Ô nhiễm ánh sáng nhân tạo. (Ảnh qua Pinterest)

Tuy nhiên tại hai khu vực lãnh thổ này hiện nay, vấn đề về ô nhiễm ánh sáng nhân tạo lại là mối đe dọa lớn nhất đối với loài bọ cánh cứng phát quang này.

Bà Avalon Owens, một học viên đang học lên tiến sỹ của trường ĐH Tufts đồng thời là tác giả của nghiên cứu đã chia sẻ: “Ô nhiễm ánh sáng không chỉ phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của loài đom đóm mà còn gây trở ngại cho quá trình giao phối của chúng.” 

Nhiều loài đom đóm cần phát sáng để thu hút bạn tình của mình. Trong khi đó, nếu ấu trùng đom đóm có thể tồn tại nhiều tháng cho tới vài năm thì những con đom đóm trưởng thành chỉ sống được trong vài ngày. Và ô nhiễm ánh sáng khiến cho loài đom đóm này phải tập trung vào quá trình duy trì giống nòi đến mức chúng không có thời gian để ăn. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân thứ ba có thể gây tổn hại số lượng đom đóm là đến từ những loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến. 

Các nhà nghiên cứu cho hay: “Hợp chất cơ phốt-pho và neonicotinoid là hai hợp chất được dùng để tiêu diệt côn trùng gây hại mùa màng, nhưng chúng cũng gây hại cả cho những loài côn trùng có ích khác”.

Có thể thấy ngày nay tình trạng nguy kịch của loài đom đóm vào đầu thế kỷ 21 dường như đã củng cố thêm ý nghĩa cho 2 câu thơ được viết vào 1 thế kỷ trước đây của nhà thơ người Canada Bliss Carman: 

“Đom đóm của chiều tàn

Là vầng sáng nhấp nháy trong đêm tối”.

Thanh Thiên (Theo Science Alert)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?