Bé gái 8 tháng tuổi bị bại não vì ông bà bế trên tay rung lắc trong thời gian dài

07/04/21, 13:43 Trung Quốc

Mặc dù mẹ Tiểu Văn đã nhiều lần phản đối việc rung lắc này, nhưng ông bà nội vẫn quyết làm theo “kinh nghiệm ngàn năm”, họ nói hồi nhỏ cũng chăm con trai như thế mà có bị làm sao đâu?

Bố mẹ chồng chị Tiểu Văn thường xuyên dỗ cháu ngủ bằng cách bế trên tay và rung lắc lư liên tục (Ảnh minh họa qua Shutterstock)

Chia sẻ với truyền thông Trung Quốc, bà mẹ trẻ Tiểu Văn cho biết, mới đây cô đã hạ sinh được một bé gái dễ thương. Sự xuất hiện của thành viên mới này đã khiến cả nhà ngập tràn trong hạnh phúc. 

Tuy nhiên, không lâu sau đó, mẫu thuẫn bắt đầu xảy ra khi bố mẹ chồng của Tiểu Văn thích bế cháu gái trên tay và lắc lư liên tục để cháu dễ ngủ còn Tiểu Văn lại  phản đối kịch liệt việc này.

Cô thường lấy sách báo đọc cho bố mẹ chồng nghe về những tác hại của việc rung lắc trên trẻ sơ sinh nhưng đều bị mẹ chồng gạt đi.

Mẹ chồng Tiểu Văn nói với cô rằng hồi nhỏ bà cũng chăm con trai như thế mà có làm sao đâu, giờ vẫn lớn lên khỏe mạnh đấy thôi. Trẻ con lúc nào chả thích được đung đưa, từ ngàn năm nay mọi người vẫn dỗ trẻ như thế, tại sao bây giờ lại cấm đoán.

Sau đó, vì nghe mẹ chồng nói có lý, nên cả chồng và bố chồng của Tiểu Văn đều đứng về phía bà. Do quá bất lực, cuối cùng Tiểu Văn đành phải buông xuôi không can thiệp vào chuyện cho cháu ngủ của ông bà nữa.

Cho đến một ngày, khi con gái được 8 tháng tuổi, Tiểu Văn bỗng phát hiện con mình đột nhiên không có phản ứng, cơ thể lúc thì cứng ngắc không cử động được, lúc lại mềm nhũn như sợi bún. Vội vã đưa con đến bệnh viện, cô “chết lặng” khi nghe bác sĩ thông báo đứa trẻ bị bại não và việc này có liên quan đến vấn đề con được bế rung lắc trong thời gian dài.

Điều đáng lo ngại nhất là người lớn thường không biết trẻ đã bị tổn thương vì rung lắc mạnh do chính mình gây ra (Ảnh minh họa qua Phát luật và Bạn đọc)

Các bác sĩ cho biết, hội chứng rung lắc trẻ hay còn gọi là tổn thương não lạm dụng (abusive head trauma) là một trong những hội chứng hay gặp và có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu bị tổn thương não nặng.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng. 

Ở lứa tuổi này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể. Trong khi đó, não bộ chưa phát triển nhiều, còn đang nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. 

Theo đó, khi bị rung lắc mạnh, nhất là các động tác tung hứng và quay vòng tròn quá mạnh, khối não của trẻ sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên, gây ra các tổn thương cho các mạch máu trong não. Các tổn thương não này sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. 

Đối với tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Còn tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt ở trẻ, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

Một điều đáng lo ngại là người lớn thường không biết trẻ đã bị tổn thương vì rung lắc mạnh do chính mình gây ra. Vì vậy, nhiều trường hợp trẻ đã bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục bị “tra tấn” bởi các lần rung lắc mạnh tiếp theo khiến não của trẻ bị tổn thương ngày càng nặng hơn.

Chưa kể, việc rung lắc mạnh trong thời gian dài còn có thể gây chấn thương cổ của trẻ do cơ và dây chằng cổ của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ. 

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, để đưa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào giấc ngủ dễ dàng mà không cần đến rung lắc các bậc cha mẹ có thể dùng đến một số cách dưới đây:

– Vỗ và vuốt ve nhẹ nhàng: Việc vỗ mông, xoa lưng hay xoa đầu sẽ tạo nên cảm giác dễ chịu, giúp trẻ ổn định cảm xúc và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

– Tạo môi trường ngủ tốt: Một môi trường tối sẽ có lợi cho giấc ngủ của trẻ. Nhưng nếu cha mẹ lo lắng con sợ bóng tối thì có thể mua một chiếc đèn ngủ có ánh sáng yếu và màu ấm đặt ở trong phòng ngủ cho con.

– Cho con nghe nhạc trước khi đi ngủ: Những bản nhạc không lời êm dịu sẽ khiến trẻ dễ ngủ. Về lâu dài, âm nhạc sẽ như là một tín hiệu báo đến giờ đi ngủ. Khi nhạc được bật lên, não của trẻ sẽ bắt được tín hiệu và điều chỉnh cơ thể về chế độ nghỉ ngơi và trẻ sẽ buồn ngủ gần như ngay lập tức.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!