Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy bức tượng cá heo bí ẩn gần Gaza

03/07/15, 09:52 Tin Tổng Hợp

Một nhóm khảo cổ học đã phát hiện ra một bức tượng cá heo hiếm thấy trong tháng ba năm nay tại một địa điểm gần Kibbutz Magen, cách Địa Trung Hải 12 dặm vào nội địa, trên biên giới của dải Gaza giữa một khu định cư điêu tàn có niên đại từ cuối thời kỳ Đế chế La Mã phương Đông đến thời kỳ ban đầu của Hồi giáo.

Một tượng cá heo điêu khắc mới được tìm thấy ở Israel. Ảnh: Clara Amit/Ủy Ban Đặc Trách Cổ Vật Israel

Nó mô tả một con cá heo đang ngậm một con cá trong miệng và được chạm khắc trên đá cẩm thạch, cao khoảng 16 inch. Nó có thể là một phần của một bức tượng lớn hơn, có lẽ là của một vị thần hay nữ thần.

Tuần trước, các nhà khảo cổ học từ Ủy Ban Đặc Trách Cổ Vật Israel đã công bố phát hiện về nghệ thuật chạm khắc: “Thật thú vị vì bức tượng này nằm úp mặt xuống, do đó không dễ dàng để xem diện mạo nó“, nhà khảo cổ học Alexander Fraiberg nói với tờ The Times của Israel. Fraiberg tin rằng tác phẩm điêu khắc này có thể là của người La Mã, nhưng nó được hợp nhất lại sau đó vào thời đại của Đế chế Byzantine.

Điều bí ẩn là bức tượng đến từ đâu, ai phá hủy nó, khi nào và trong hoàn cảnh nào, và ai đã đưa một phần mảnh vỡ tượng cá heo tới địa điểm này“, Fraiburg nói.

Tượng cá heo bằng đá cẩm thạch được tìm thấy gần Gaza. Ảnh: Clara Amit/Ủy Ban Đặc Trách Cổ Vật Israel

Tiến sĩ Rina Avner, một nhà khảo cổ IAA chuyên về thời kỳ La Mã và Byzantine, nói thêm rằng tượng điêu khắc có thể là tượng mô tả Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp của Hy Lạp. Theo truyền thuyết, Aphrodite được sinh ra từ bọt biển và cô thường được mô tả cùng với một động vật biển có vú để tượng trưng cho cô được sinh ra từ biển cả. Một ví dụ về loại tượng này là bức tượng Aphrodite Pudica với thần ái tình Eros ngồi cưỡi một con cá heo hiện được bảo quản tại Viện Nghệ thuật Dayton.

Theo truyền thuyết, Aphrodite mặc một chiếc thắt lưng kỳ diệu mà khiến bất kỳ ai gặp gỡ đều say mê. Cô là con gái của Zeus, vua của các vị thần, và Dione, một nữ thần được thờ cúng tại Oracle of Dodona ở Hy Lạp. Một câu chuyện khác nói rằng cô sinh ra từ biển cưỡi trên một con sò khổng lồ. Sau đó cô đi tới đảo Cyprus.

Một phiên bản truyền thuyết thứ ba nói rằng cô được sinh ra gần đảo Cythera, vì vậy cô có tên gọi là Cytherea.

Ảnh Aphrodite đứng trong một vỏ sò biển và hai con cá heo dưới chân cô. Tranh ‘Sự ra đời của thần Vệ Nữ’ của William Adolphe Bouguereau (Ảnh: Wikimedia Commons)

Aphrodite cũng được người La Mã tôn kính gọi là thần Vệ Nữ, tên này phổ biến cho đến ngày hôm nay. Trong một số tranh miêu tả, cô thường đi kèm với các vị thần tình yêu, thần ái tình Eros. Những đồ vật và động vật gắn liền với cô bao gồm chim bồ câu, một quả táo, vỏ sò và gương. Trong cả hai tác phẩm điêu khắc cổ điển và ở ngoài trời, cô thường xuất hiện khỏa thân. Trong suốt cuộc chiến thành Trojan cô ủng hộ Paris và Aeneas chống lại những lại những người Hy Lạp. Cô cũng giết Hippolytus, con trai của Theseus, vì coi thường cô.

Một khả năng khác là nó có thể miêu tả Poseidon, vị thần của biển cả, người cũng thường được mô tả với cá heo. Poseidon là anh trai của Zeus và Hades. Ông là người bảo vệ tất cả các loài động vật và thực vật biển, ông thường được các thủy thủ tôn kính. Đặc điểm để nhận ra ông là cây đinh ba mà ông sử dụng để gây động đất.

Một bức tượng của Poseidon với một con cá heo (Ảnh: Wikimedia Commons)

Cả hai vị thần xuất hiện trên đồng tiền đương thời đã được phát hiện tại thành phố cảng cổ đại của Ashkelon. Tuy nhiên, cá heo từ lâu đã được xem là sinh vật kỳ diệu trong thần thoại. Các miêu tả đầu tiên về chúng xuất hiện trong thần thoại của nền văn minh Minoan ở đảo Crete. Nền văn minh Minoan vẽ các hình động vật trên những bức tường cung điện của họ. Vào những năm sau đó, các thủy thủ từ Byzantine, Ả Rập và các nhà thám hiểm Trung Quốc, châu Âu đã kể lại những chuyện cá heo cứu thuyền viên bị đắm tàu hay gặp rắc rối trên biển.

Một trong những câu chuyện về cá heo sớm nhất là của Homers Hymn nói về thần Apollo, câu chuyện giải thích thần Apollo đã lập đền thờ cá heo như thế nào. Trong thần thoại La Mã, cá heo mang những linh hồn của người chết đến ‘Quần đảo Blest’. Cá heo cũng liên quan tới Dionysus hay Bacchus từng là một thần chết và tái sinh.

Thanh Phong dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?