Dao găm của Pharaoh Tutankhamun có nguồn gốc ngoài không gian

09/08/16, 20:07 Văn minh cổ đại

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học phát hiện con dao bằng sắt của vua Tutankhamun được làm từ thiên thạch, và nó có thể là để giúp Pharaoh này được ưu tiên khi qua thế giới bên kia.

34D1D9B000000578-3619841-image-a-30_1464787407117
Con dao bằng sắt của vua Tutankhamun được xác định làm từ thiên thạch.

Từ lâu các nhà khoa học đã suy đoán người Ai Cập cổ đại sử dụng kim loại từ thiên thạch để chế tạo những đồ vật bằng sắt. Phân tích lưỡi dao găm trong mộ vua Tutankhamun (trị vì từ năm 1332 đến 1323 trước Công nguyên) cung cấp bằng chứng giúp củng cố giả thuyết trên.

Theo các nhà nghiên cứu của trường đại học Polytechnic (Milan), đại học Pisa (Italy) và Bảo tàng Ai Cập (Cairo), con dao bằng sắt dài 34,2 cm đặt cạnh phần đùi phải của xác ướp trong cỗ quan tài được chế tác từ thiên thạch.

Cụ thể, lưỡi dao “ngoài hành tinh” của vua Tutankhamun có hàm lượng nikel cao (gần 11%), gần gấp 3 hàm lượng trong các đồ vật được sản xuất từ quặng sắt. Ngoài ra con dao này còn có dấu vết của cobalt. Để truy tìm nguồn gốc con dao hoàng gia này, đội nghiên cứu tiếp tục xem xét tất cả các mảnh thiên thạch được tìm thấy trong khu vực có bán kính 2.000 km tính từ trung tâm đặt ở Biển Đỏ.

Kết quả, các nhà nghiên cứu thu thập được 20 mảnh sắt thiên thạch và chỉ một trong số đó có lượng nikel và cobalt phù hợp với chất lượng con dao của Tutankhamun. Mảnh thiên thạch này được tìm thấy vào năm 2.000 ở thành phố nghỉ dưỡng Mersa Matruh của Ai Cập.

Các nhà khoa học nhận định, những kết quả này mang lại cái nhìn rõ nét hơn về cuộc sống của các vị Pharaoh Ai Cập cũng như sự phát triển của kĩ thuật chế tác kim loại ở Địa Trung Hải. Chất lượng cao của con dao của Tutankhamun là bằng chứng cho thấy điểm thành công sớm của nghề rèn vào thế kỉ 14 trước Công nguyên.

1464865048_1
Con dao nằm bên phải xác ướp vị vua trẻ tuổi.

Vì sao người Ai Cập cổ đại chế tạo lưỡi dao găm bằng thiên thạch?

Theo Ancient Origins, các nhà nghiên cứu cho rằng người Ai Cập cổ đại không phát triển kỹ thuật chế tác đồ sắt cho đến năm 500 trước Công nguyên. Họ không tìm thấy bằng chứng khảo cổ quan trọng nào về nghề rèn ở thung lũng sông Nile. Thậm chí, những sản phẩm chứa nhiều sắt bị vứt bỏ ở vùng châu thổ cũng nhằm sản xuất đồng. Khi Tutankhamun băng hà vào thế kỷ 14 trước Công nguyên, sắt là vật liệu còn hiếm hơn vàng.

Nguồn sắt tự nhiên phổ biến nhất trên Trái Đất là quặng sắt, những khối đá chứa sắt liên kết hóa học với các nguyên tố khác. Quặng sắt được xử lý bằng cách đun nóng chảy cùng với các vật liệu khác để thu được loại sắt chất lượng thấp. Loại sắt này sau đó được rèn bằng búa nhằm loại bỏ tạp chất. Toàn bộ quá trình đòi hỏi trình độ hiểu biết cao cùng nhiều sức lực và công cụ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về nhiều xã hội tiền sử trên khắp thế giới không biết khai thác quặng sắt hay có trình độ nấu chảy kim loại, thay vào đó họ sử dụng sắt tìm thấy trong thiên thạch. Loại sắt này vẫn cần qua chế tác để trở thành công cụ hữu ích, thường là những đồ vật cơ bản mỏng và dẹt và như lưỡi dao.

Người Ai Cập cổ đại sử dụng lưỡi dao găm bằng sắt trong những nghi thức như lễ Mở miệng. Đây là nghi thức tiến hành ở lối vào lăng mộ nhằm biến xác ướp thành một thực thể có khả năng hồi sinh. Lưỡi dao sắt có vai trò quan trọng trong nghi lễ này bởi nó gắn liền với thiên thạch. Theo quan niệm của người Ai Cập, thiên thạch rơi là một hiện tượng hàm chứa đầy sức mạnh tự nhiên và sử dụng lưỡi dao găm bằng sắt lấy từ thiên thạch có thể gia tăng hiệu quả của nghi thức.

Những đồ được làm từ vật liệu “thần thánh” như vậy, được cho là sẽ giúp người quá cố được ưu tiên khi đi vào thế giới bên kia. Phải chăng vì thế con dao găm của vua Tutankhamun được làm bằng sắt thiên thạch? Nó sẽ như một cách giúp vị vua trẻ tuổi sớm đi về thế giới bên kia?

Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời