Đi bộ kết hợp nhón chân mỗi ngày giúp kéo dài tuổi thọ

27/05/20, 08:17 Sức khỏe

Đi bộ là một hoạt động rất hữu ích cho sức khỏe của cơ xương khớp và là một trong những môn thể thao được khuyến khích bởi các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, nếu có thể vừa đi bộ kết hợp nhón chân sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe của bạn.

Đặc biệt với người trung niên và người cao tuổi nếu muốn được hưởng lợi từ việc đi bộ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ cần thêm một vài động tác nhỏ này, cũng có thể tăng thêm sức mạnh cho đùi, và cải thiện các chứng đau vai, đau thắt lưng, mất ngủ, táo bón v…v 

(Ảnh qua baijiahao)

Đi bộ nhón chân: phổi tốt, chân linh hoạt

Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên đi bộ nhanh và đi nhón chân. Điều này có thể mang đến nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe không ngờ tới. Cụ thể như:

1. Ngăn ngừa chứng đau thắt lưng

Đi bộ nhanh trong 30 phút có thể kích thích vừa phải các cơ thắt lưng, từ đó loại bỏ chứng đau thắt lưng. Nếu như bạn có thể luân phiên tiến hành việc đi bộ nhanh và đi bộ nhón chân xen kẽ nhau, thì hiệu quả sẽ còn tốt hơn nữa.

2. Loại bỏ mệt mỏi

Phương pháp đi bộ nhón chân rất đơn giản, điều này không bị giới hạn bởi địa điểm, thời gian, không cần các thiết bị. Mỗi lần chỉ cần đi từ 5-10 phút là có thể đạt hiệu quả cải thiện trạng thái mệt mỏi nhanh chóng.

3. Bảo vệ tim mạch

Khi bạn đi bộ kết hợp với nhón gót chân sẽ giúp áp lực máu từ hai bắp chân co lại, và tương đương với lượng máu của tim. Từ đó có thể giúp cung cấp đủ oxy cho cơ tim hoạt động, cải thiện chức năng tim và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, mạch máu.

Đi bộ có thể giúp bảo vệ tim mạch.
Đi bộ có thể giúp bảo vệ tim mạch. (Ảnh qua urbanlifehk)

4. Bảo vệ khớp gối

Khi ngồi lâu máu xung quanh các khớp gối về cơ bản sẽ ở trong trạng thái trì trệ. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ làm cho sụn khớp thiếu máu và dịch khớp gối bị khô, lão hóa sớm. Do đó phương pháp đi bộ nhón chân có thể tăng cường lưu lượng máu ở chi dưới, bảo vệ khớp gối của bạn.

5. Làm khỏe cơ xương

Bàn chân có các huyết mạch kết nối với toàn bộ cơ thể chúng ta. Việc thường xuyên tập luyện đi bộ nhón chân có thể huy động các cơ và xương của bàn chân, điều chỉnh đường cong sinh lý của cột sống.

6. Thúc đẩy tuần hoàn máu

Khi chúng ta đi bộ nhón chân, các bắp chân sẽ phải chịu trọng lượng lớn, nó phải tiêu thụ và cần nhiều năng lượng hơn, do đó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu nhanh hơn.

(Ảnh qua WallHere)

Đi bộ dưỡng tim, hô hấp dưỡng phế

Lúc bình thường đi bộ trong nhà cũng là một phương pháp tập luyện tốt, bởi trong nhà sẽ không gặp phải quá nhiều chướng ngại vật, môi trường tương đối quen thuộc và cũng không dễ bị ngã. 

Thường xuyên đi bộ và tập thể dục sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe và tuổi thọ của bạn. Từng có một vị bác sĩ Trung y, có thể đi bộ 2000 bước mỗi ngày và thực hiện đi bộ 100 bước trong vòng 1 phút, dù bà đã 98 tuổi. Sau khi đi bộ xong, bà còn tập 20 lần bài tập thở. 

Phương pháp luyện tập đi bộ nhón chân

Dù là ở độ tuổi nào, hay tình trạng thể chất của bạn ra sao, đều có thể thực hiện các bài tập nhón chân đơn giản tại nhà. 

Có thể tận dụng vận động đôi chân trong lúc xem TV, nghỉ ngơi. Điều này có tác dụng giúp cơ thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tay chân cử động linh hoạt đồng thời tăng cường sức khỏe.

1. Đi bộ nhón chân

Mỗi lần đi bộ, bạn có thể đi nhón chân 30 – 50 bước, sau đó hãy nghỉ ngơi một chút, rồi lặp lại một vài lần như vậy, tùy theo tình trạng thể chất của bạn mà có thể tự điều chỉnh tốc độ đi, sao cho cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất là được.

2. Ngồi nhón chân

Nắm chặt lưng ghế, sử dụng các ngón chân làm điểm tựa, sau đó nâng gót chân lên xuống, rồi tiếp tục hạ xuống một bên, bạn có thể thực hiện 4-8 lần một ngày.

Nếu không có ghế phù hợp, cũng có thể dùng hai tay vịn vào tường để luyện tập.

(Ảnh: Bright Side)

3. Nằm cong ngón chân

Khi nghỉ ngơi trên giường, hãy duỗi hai chân ra, thực hiện động tác cong các ngón chân, bên cong bên thả, bạn cũng có thể thực hiện cả hai chân cùng nhau, hoặc tiến hành trên một chân.

Nếu bạn cảm thấy bắp chân không thoải mái, hãy dừng lại và nghỉ ngơi một chút. Mỗi lần thực hiện khoảng 20 – 30 lần, và có thể điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp.

Lưu ý: luyện tập đi bộ nhón chân cần phải thực hiện từng bước một, tuyệt đối không được sử dụng quá nhiều lực. Khi bạn phải ngồi bất động trong một thời gian dài, tốt nhất là nên đi bộ nhón chân mỗi lần khoảng 1 giờ, điều này có thể giúp máu chi dưới lưu thông dễ dàng hơn.

Chúc Di (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Chiếc xe đạp 5 đô-la

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Chiếc xe đạp 5 đô-la

    Chiếc xe đạp 5 đô-la