Dùng nho làm người, dùng đạo dưỡng sinh, dùng thiền tĩnh tâm

03/01/22, 11:25 Cổ Học Tinh Hoa

Làm người trước tiên phải hiểu biết lễ nghĩa, đạo đức để có thể phân biệt thiện ác tốt xấu; sau đó phải dùng tới đạo để dưỡng sinh, thuận theo quy luật tự nhiên; rồi cuối cùng dùng thiền để dưỡng tâm, đạt đến cảnh giới giác ngộ.

Dùng nho làm người, dùng đạo dưỡng sinh, dùng thiền tĩnh tâm - ảnh 1
Dùng nho làm người, dùng đạo dưỡng sinh, dùng thiền tĩnh tâm. (Ảnh qua tansinh.net)

Dùng Nho để làm người

Khổng Tử và Mạnh Tử, luận từ đạo đức cho đến chính trị, một mặt xây dựng nên những lý tưởng phẩm chất vĩ đại, mặt khác lại thiết lập một chế độ kinh tế chính trị có hệ thống. Tư tưởng logic của họ đều là trước tiên phải làm người, sau đó mới có thể làm việc; làm người tốt mới có thể làm việc tốt.

Cuốn “Đại Học” của Chu Hy được cụ thể hoá bằng tám đề mục cũng tuân theo logic này, bao gồm “Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Bởi vì Nho học từ lý luận cho đến chính trị, trên thực tế là một loại lý luận chính trị học. Tất cả đều được phát triển dựa trên việc làm người, trở thành người có đạo đức.

Dùng Nho để làm người yêu cầu chúng ta không những phải tự xây dựng nên những lý tưởng to lớn, mà còn phải chăm chỉ thực hành. Khổng Tử đã nói với chúng ta rằng “hạ học nhi thượng đạt”, ý rằng phải khởi học từ mức thấp, để đạt lên mức cao.

Hàng ngày những thứ chúng ta học đều là những thứ đơn giản, dường như chúng rất tầm thường, nhưng chỉ cần kiên trì việc học đó, thì trình độ tri thức, trình độ văn hoá, cảnh giới đạo đức sẽ dần dần không ngừng được nâng cao, cũng có nghĩa là không ngừng học lên cái cao hơn, dần tiếp cận lý tưởng này.

Có một câu nói rất hay: “Làm tốt mọi việc bình thường nghĩa là không bình thường, làm tốt mọi việc đơn giản nghĩa là không đơn giản”. Trong việc bình thường có những việc lớn lao, trong những việc đơn giản có những việc phức tạp. Theo một câu nói trong “Trung Dung” đó là: “Cực cao minh nhi đạo trung dung”, ý rằng cực điểm của cao minh chính là đạo trung dung. Mức trung dung là không thiên lệch giữa “thiên” và “địa” giữ cân bằng giữa hai yếu tố tinh thần và vật chất.

Vua Thương Thang nói: “Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới“. Đó cũng chính là yêu cầu cơ bản khi dùng Nho để làm người. “Kinh Dịch” viết: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”, người quân tử luôn tuân theo sự vận hành của vũ trụ để nhận được sự gợi ý và ủng hộ, từ đó mới nỗ lực để tự cải thiện, kiên trì bền bỉ theo đuổi sự nghiệp và lý tưởng của mình.

Dùng đạo để dưỡng sinh

Trí tuệ của Nho gia, được ví như ánh mặt trời, tinh thần Đạo gia được ví với ánh trăng, kẻ tài trí giả như ngu dốt, kẻ khôn ngoan giả như khiếp sợ, biết đủ thường vui, náu mình chờ thời, lấy nhu thắng cương, không tranh giành với thiên hạ. Bao nhiêu trí tuệ nhân sinh được ẩn giấu trong sự khiêm tốn của Đạo gia, sự khiêm tốn này giống như mặt trăng âm thầm bảo vệ trái đất.

Mặt trăng mặt trời cùng giao thoa chiếu rọi, kho tàng trí tuệ vô biên của cổ nhân chính là sự đan xen của Nho gia và Đạo gia. Nho gia và Đạo gia bổ sung cho nhau, giống như mặt trời và mặt trăng thay nhau vận hành, giống như vòng tròn Càn Khôn, âm dương tương hỗ, cương nhu phối triển, hư thực tương sinh.

Cốt cách của Nho gia và khí phách của Đạo gia, nhập thế và xuất thế, hữu vi và vô vi, khí phách hùng hồn và chính nghĩa cương trực, thân ở giang hồ và tâm ở triều đình, sự kết hợp kì diệu như vậy, đã tạo nên một trí tuệ cổ nhân vừa biến hóa kỳ ảo vừa đồ sộ nguy nga trên mọi phương diện.

Lấy thiền dưỡng ngũ tâm

Dùng nho làm người, dùng đạo dưỡng sinh, dùng thiền tĩnh tâm - ảnh 2
Lấy thiền dưỡng ngũ tâm. (Ảnh qua tansinh.net)

1. Tâm từ bi

Tâm từ bi thực ra là một thứ tình cảm cao quý thể hiện sự quan tâm đến thế gian, giống như tấm lòng đạo đức trong Nho gia, như một câu nói trong Phật học: “Lá rụng đầy núi vắng, nơi nào tìm dấu chân”.

2. Tâm bình thản

Trong sự bình thường có sự vĩ đại, đó chính là giác ngộ của thiền. Vì vậy thiền có nói đến tâm bình thản, sự việc bình thường. Hoà thượng Phổ Nguyện nói “Tâm bình thản là đạo”, “Ở chỗ nào cũng cảm thấy an vui”.

3. Tâm thanh tịnh

“Sáng nay, bụi sạch trơn tru, chiếu soi vạn khoảnh, thiên khu sơn hà”, chính là dựa vào cảnh giới của thiền tâm thanh tịnh. Lục tổ Huệ Năng nói: “Bồ đề vốn chẳng phải cây, gương sáng chẳng phải đài, xưa nay vốn không phải vật, nơi nào dính bụi trần?”

4. Tâm tự do

Để nuôi dưỡng một tâm tự do, chúng ta phải thoát khỏi xiềng xích của danh lợi, vương vấn bụi trần, đạt được cảnh giới tinh thần siêu nhiên. Để thực hiện cảnh giới tinh thần này, theo cách nói của Phật gia, đầu tiền phải biết từ bỏ, biết buông tay. Từ bỏ cái gì? Phật gia nói: “Bên trong xả bỏ lục thức, ở giữa xả bỏ lục căn, bên ngoài xả bỏ lục trần”.

5. Tâm tự nhiên

Sự tồn tại tối cao nhất đều hướng đến sự tự nhiên. Lão tử nói với chúng ta rằng “Đạo Pháp tự nhiên”, Nho gia cũng dạy, sự tồn tại của vạn vật trong trời đất đều vui với phận của mình, xuân hạ thu đông bốn mùa luân chuyển, cảnh đẹp cùng gợi hứng cho mọi người, tạo nên một áng thơ sinh mệnh đẹp đẽ.

Cảnh giới sinh mệnh của tự nhiên mà thiền, Nho và Đạo cùng gắng sức theo đuổi, vốn dĩ chỉ là cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đưa đến một kết quả. Tô Đông Pha có một bài thơ là “Quan triều”, đặc biệt có thể giúp chúng ta hiểu thêm về tâm tự nhiên của thiền.

Lư sơn yên vũ Chiết Giang triều, vị đáo thiên bàn hận bất tiêu.

Cập chí đáo lai vô dư sự, lư sơn yên vũ Chiết Giang triều.

Tạm dịch

Mù tỏa Lô Sơn sóng Chiết Giang, khi chưa đến đó hận muôn vàn.

Đến rồi về lại không gì lạ, mù toả Lô Sơn sóng Chiết Giang.

Tâm tự nhiên của thiền, được thể hiện bởi việc tuân theo tự nhiên của nhân sinh qua câu nói: “Xuân có trăm hoa, thu ánh nguyệt, hạ thời gió mát, tuyết vào đông. Người mà thư thái, tâm vô sự, thời tiết quanh năm đẹp giữa lòng”, thuận theo tự nhiên chính là tuân theo quy luật của tự nhiên, giống như núi vắng không người, nước trôi hoa nở.

Thiền là một loại thái độ cuộc sống, một cảnh giới trong cuộc đời, một phương pháp sống vô cùng ý nghĩa. Thiền không thể tách rời cuộc sống, thiền khiến cuộc sống càng thêm ý nghĩa, tăng phần giá trị, khiến chúng ta có thể tận hưởng, tĩnh tâm lại một chút trong vòng danh lợi ồn ào náo động.

Một trái tim từ bi, sẽ khiến cuộc sống của bạn tỏa ra ánh hào quang, khiến cuộc sống ấm áp vô biên.

Một trái tim bình thản, sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, hài lòng với bản thân.

Một trái tim thanh tịnh, sẽ khiến tâm hồn không hề có tạp niệm, tâm trạng sảng khoái.

Một trái tim tự do, sẽ khiến bạn tự do tự tại, không gặp bất kì trắc trở nào.

Một trái tim tự nhiên, sẽ khiến bạn vượt ra ngoài thiên địa hữu hình, quay trở về khởi điểm của sinh mệnh, để đạt được sự yên ổn hoàn mỹ, như vậy bạn mới có thể chiến thắng được những hoang mang bối rối trong hành trình nhân sinh, tự do, thoải mái, vui vẻ sống.

Tuệ Tâm (Theo Secret China)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?