Gặp gỡ hậu duệ cuối cùng của Shastra Vidya – Môn “võ thuật Thần truyền” ở Ấn Độ

13/12/17, 12:05 Tri thức

Khi nói về võ thuật, người ta thường nghĩ đến Hàn Quốc với taekwondo, Nhật Bản với karatedo, hay kungfu của Trung Quốc, Muay Thái… Thế nhưng bạn có biết, ở Ấn Độ cũng có một môn “võ thuật Thần truyền”  vô cùng lợi hại. Đó chính là nghệ thuật chiến đấu Sanatan Shastar Vidiya.

Kết quả hình ảnh cho akali sikh warrior

Nidar Singh Nihang, hậu duệ cuối cùng của môn võ Shastra Vidya. (Ảnh: myindiamyglory.com)

Ấn Độ với quá khứ cổ xưa huy hoàng và di sản văn hóa phong phú từ thời kỳ tiền sử là nơi xuất sinh của nhiều môn võ thuật siêu đẳng. Sanatan Shastra Vidya hay Shastra Vidya có lẽ là hình thức chiến đấu lợi hại và lâu đời nhất từng được sử dụng ở đây.

Môn võ thuật này được cho là bắt nguồn từ cách thức chiến đấu của các vị Thần trong lịch sử người Hindu. Người đầu tiên sử dụng Shastra Vidya được cho là Thần Shiva, vị Thần tối cao của Ấn Độ.

Sau đó, nhiều cách thức chiến đấu của các vị Thần khác trong thần thoại Hindu đã được kết hợp vào Shastra Vidya. Bắt nguồn từ Thần Shiva, môn võ Shastra Vidya sau đó được truyền cho các đệ tử của Ngài là Pashupatis, Kapaliks, Naths, Naga sadhus, Kshatriyas, Rajputs và đến cuối thế kỷ 17 là người Sikh. Vì vậy, môn võ thuật này cũng là mối liên kết giữa truyền thống của đạo Hindu và đạo Sikh.

Kết quả hình ảnh cho हल्दीघाटी का युद्ध

Võ Shastra Vidya được cho là bắt nguồn từ Thần Shiva, vị Thần tối cao của Ấn Độ. (Ảnh: myindiamyglory.com)

Đây là một nghệ thuật chiến đấu mà tổ tiên người Ấn dùng để tiêu diệt kẻ thù trên chiến trường. Shastra Vidya là lý do chính khiến những đội quân xâm lược luôn phải thận trọng khi tham gia các cuộc cận chiến với quân đội Hindu hoặc người Sikh.

Võ Shastar Vidiya là sự kết hợp giữa các kỹ thuật chiến đấu bằng tay không và nhiều loại vũ khí độc đáo của Ấn Độ như: kiếm, giáo mác, dao găm, gậy, xích hòn sắt,…. cũng như các chiến thuật và mưu kế.

Mặc dù có nguồn gốc từ xa xưa, nhưng sự thông thái, kỹ thuật, và ý chí tinh thần của nó là vô tận, hơn nữa cũng rất thiết thực ngay cả trong thời đại ngày nay. Lợi ích của Shastra Vidya không chỉ dừng lại trong chiến đấu mà còn mang lại cho người tập sức khỏe, niềm vui và trường thọ.

Guru Gobind Singh

Guru Gobind Singh, một đệ tử của môn võ Sanatan Shashtra Vidya. (Ảnh: Pinterest)

Do sự lợi hại của môn võ thuật cổ truyền này, người Anh khi xâm chiếm được Ấn Độ vào thế kỷ 19 đã đàn áp nó với mọi khả năng của mình. Họ không muốn Shastra Vidya được truyền bá trong quần chúng vì các cuộc nổi dậy sẽ rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, Shastra Vidya vẫn còn sống sót qua những năm tháng đen tối và khó khăn đó nhờ sự thông minh và quyết tâm của tổ tiên Ấn Độ.

Giờ đây, một người đàn ông định cư ở Canada có tên Nidar Singh Nihang, đang khôi phục môn võ thuật cổ đại này. Ông học Shastra Vidya từ một vị sư phụ theo đạo Sikh, đó là vị thầy cuối cùng đã bí mật giữ gìn nó cho đến ngày nay. Sau đó, ông dành 25 năm nghiên cứu, huấn luyện để đưa môn võ thuật này trở lại và lưu truyền cho các thế hệ tiếp theo.

Ông chia sẻ: “Đây là một môn võ thuật truyền thống, thông qua nó, tôi có thể kết nối với tổ tiên, lịch sử và triết lý sống của mình. Đồng thời nó cũng giúp tôi duy trì thân thể khỏe mạnh. Thiền định là việc cần thiết đối với môn võ này. Điều bạn bảo vệ là hòa bình. Và đó cũng chính là mục đích của Shastra Vidya”.

Ông Nidar Singh đã đi khắp thế giới để truyền dạy Shastra Vidya cho các học trò. Tuy nhiên, ông vẫn còn một sứ mệnh, đó là tìm một người nối nghiệp.

Ông nói: “Người thầy tiếp theo, không quan trọng là ai, phải là người có trình độ giỏi nhất và không quan trọng người đó đến từ tôn giáo, chủng tộc, hay quốc gia nào. Đây là một nét văn hóa có tuổi đời hàng chục ngàn năm, vì vậy việc bảo vệ văn hóa cũng như di sản võ thuật này là rất quan trọng đối với tất cả chúng ta”.

Môn võ Shastar Vidiya liên quan đến các động tác nhanh và sử dụng những vũ khí nguy hiểm, có thể nhanh chóng hạ gục kẻ thù. Các học viên mới sẽ bắt đầu với những gậy gỗ đơn giản, nhưng với học viên lâu năm, họ có thể sử dụng những lưỡi dao như người Sikh thường dùng cách đây hàng thế kỷ trước.

Người Ấn Độ có thể tự hào với môn võ cổ truyền này vì tổ tiên họ đã dùng nó để bảo vệ đất nước. Họ bảo vệ người dân bất kể tín ngưỡng, chủng tộc hay tôn giáo, họ giữ gìn giới luật và đạo đức, do đó mà di sản văn hóa tinh thần độc đáo này vẫn còn tồn tại. Shastar Vidiya vẫn là một hình thức nghệ thuật thiết yếu không chỉ đối với người Sikh, người Hindu hay người Ấn Độ nói chung, mà còn đối với cả thế giới này.

Ông Nidar Singh đang đi khắp thế giới để truyền dạy môn võ Shastra Vidya . (Ảnh: martialtribes.com)

Nidar Singh đã học các chiêu thức võ thuật từ vị sư phụ của ông, nhưng trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, ông cũng đã tự trang bị cho mình nền tảng kiến thức nhất định về tín ngưỡng và đạo đức võ thuật. Ông hy vọng sẽ có được 2-3 đệ tử kiên trì rèn luyện, kế thừa và tiếp nối những tinh túy trong môn võ Shastar Vidiya.

Hồng Liên

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!