Hồi ức đầy biến cố của luật sư nhân quyền Trung Quốc – Cao Trí Thịnh (P.2): Mẹ và bước ngoặt cuộc đời

31/10/20, 11:56 Trung Quốc

Bài viết trước đề cập đến gia đình nghèo khó của luật sư Cao Trí Thịnh. Dưới sự bảo bọc của mẹ, 5 trong số 7 anh chị em của ông đã được học hết cấp II. Đây là một điều kỳ diệu. Mẹ của luật sư Cao là một người tôn kính Thần Phật, mặc dù phải chịu cảnh cực khổ, nhưng bà luôn dùng đạo đức để giáo dục con cái, đồng thời giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.

Cảnh Cách – con gái của luật sư Cao phát biểu về cha trong diễn đàn Oslo
Cảnh Cách – con gái của luật sư Cao phát biểu về cha trong diễn đàn Oslo. (Ảnh qua Youtube)

Có rất nhiều kỷ niệm mà Cao Trí Thịnh không thể nào quên được. Cụ thể nếu bất kỳ hành vi nào các con như háu ăn, trộm trái cây của người khác,… đều sẽ bị mẹ của luật sư Cao trừng trị nghiêm khắc.

Mỗi khi có phiên chợ, bà luôn tranh thủ mua cho bà nội những món ăn ngon, sau đó cấm tất cả những đứa trẻ lại gần cửa nhà bà nội nửa bước, vì biết rằng người lớn tuổi rất thương con cháu, hễ thấy mặt là nhường tất phần ăn của mình.

Đáng nói hơn, bà nội của Cao Trí Thịnh thì mắng mẹ ông liên tục, thời gian mẹ ông không bị mắng là khi ăn, ngủ và khi không có ở nhà. Tuy nhiên, dù bị mắng đến nỗi “nước mắt chan cơm”, nhưng mẹ luật sư Cao không một lời than oán. Mỗi bữa ăn đều dành bát đầu tiên cho bà nội, hơn nữa còn là bát đầy nhất. Còn lại canh loãng, và thức ăn thừa có thể để lại bữa sau, bà cũng hạn chế chia cho những đứa đang lớn.

Mặc dù buồn rầu, oan ức, nhưng mẹ luật sư Cao luôn dạy các con rằng, “bà nội sớm đã mất chồng, về già lại mất con, rất là đáng thương. Thế giới của bà nội chỉ còn gia đình chúng ta, bà nội lại không thể mắng người khác, nếu mắng chúng ta mà có thể giải tỏa được nỗi phiền muộn của bà, thì nhẫn nại một chút không là gì cả”.

Mẹ ông đã trải qua cuộc sống nghèo khó như thế trong suốt 60 năm, nhưng sự nghèo khó của bà không ảnh hưởng đến việc bà giúp đỡ những người nghèo khác. Lòng bao dung của bà đối với những người nghèo đi ăn xin, người dân địa phương không ai không biết đến. Khi mùa đông tới, không cần biết họ đến từ đâu, số lượng như thế nào, mẹ ông đều không ngại phiền phức đưa những người nghèo khổ phải đi ăn xin về nhà, ngoài việc cho họ ăn, ban đêm còn cung cấp chỗ ngủ cho họ.

Hơn 20 năm sau, khi Cao Trí Thịnh đã trở thành một luật sư nổi tiếng, thường xuyên có những người phải chống nạng, ngồi xe lăn, không có khả năng trả phí được các luật sư nhiệt tình khác đưa đến văn phòng của Cao Trí Thịnh. Khi nghĩ đến việc mẹ mình giúp đỡ những người nghèo, ông luôn mỉm cười đầy thiện ý.

Một năm vào mùa hè, có một người mẹ ăn xin mang theo một đứa con đến nhà luật sư Cao, nhưng trong nhà lại không còn thóc, người ăn xin thất vọng dắt đứa trẻ bỏ đi, nhưng mẹ ông bảo họ đợi một lát, còn bản thân chạy ra ngoài. Một lúc sau, mẹ ông cầm trong tay hai bắp ngô chưa chín hết, đưa cho người ăn xin đó. Hai bắp ngô chưa chín tới là mẹ ông hái từ thửa ruộng của chính mình.

Mỗi khi Cao Trí Thịnh về quê đón năm mới, thường có một số người mà anh chị em của ông đều không quen biết, mang theo con cái đến nhà ông ăn cơm. Những người này đều ăn mặc rách rưới. Mỗi khi em gái ông hỏi mẹ, mẹ ông đều mỉm cười nói: “Đó là thân thích của chúng ta”. Trong suốt cuộc đời, bà luôn coi những người nghèo khổ này như chính người thân của mình. 

Luật sư Cao Trí Thịnh tại văn phòng của mình năm 2004
Luật sư Cao Trí Thịnh tại văn phòng của mình năm 2004. (Ảnh qua Twitter)

Trong một bài viết về mẹ, Luật sư Cao nói rằng: “Mẹ tôi là một người có đạo đức, sự sâu sắc về mặt đạo đức mà bà đã tích lũy, cây bút trong tay tôi không cách nào nói đến cùng được. Phẩm chất vĩ đại của bà đã ảnh hưởng lâu dài đến chúng tôi, đã mang đến cho chúng tôi sự giàu có vô tận về mặt tinh thần”.

Cao Trí Thịnh hoàn toàn kế thừa những đức tính cao quý của mẹ, nhất là sau khi trở thành luật sư. Điểm khác là, mẹ ông giúp đỡ những người nghèo nhưng bà không gặp nguy hiểm gì cả, còn Cao Trí Thịnh phải trả một cái giá rất đắt để giúp đỡ những người này. Ông biết rằng con đường phía trước không hề bằng phẳng, nhưng ông vẫn kiên định tiến lên, bởi đó là con đường đúng đắn.

Trong sự nghiệp luật sư gần 10 năm của mình, ông đã bảo vệ quyền lợi của vô số nhóm người dễ bị tổn thương, ví như 

  • Những người bị chính phủ cưỡng chế phá dỡ nhà mà không còn nơi nào để đi.
  • Những người bị cưỡng bức cướp đoạt tài sản mà sạt nghiệp.
  • Những người tan cửa nát nhà dưới chính sách kế hoạch hóa gia đình tàn bạo của chính phủ … quá nhiều bất công, quá nhiều oan khuất, và quá nhiều tăm tối đã khiến Cao Trí Thịnh nhìn ra chỗ tệ hại và tà ác của thể chế này.

Những điều này thường khiến Cao Trí Thịnh buồn bã và bất lực. Nhưng ông không thể phớt lờ những người đã nhờ ông giúp đỡ trong tuyệt vọng. Cao Trí Thịnh đã viết trong cuốn sách của mình như sau: “Trung Quốc không giống như các quốc gia có pháp quyền, trong mỗi vụ án nhỏ, cuối cùng đều có thể phản ánh ra những vấn đề rất sâu của thể chế này. Nhưng khi bạn có mong muốn thay đổi nó, bạn đã ở tình cảnh rất nguy hiểm”.

Điều thực sự thay đổi vận mệnh của luật sư Cao là khi ông tiếp quản trường hợp của các học viên Pháp Luân Công. Trong số hàng trăm ngàn luật sư trên cả nước lúc bấy giờ, số những luật sư dám bước vào cấm địa này là cực kì ít ỏi. Nhưng ý thức về công lý và lương tâm của Cao Trí Thịnh đã khiến ông không thể dừng lại. 

Tháng 12/2004, khi Cao Trí Thịnh đệ lên tòa vụ án của học viên Pháp Luân Công đầu tiên, ông được tòa án thông báo rằng: “Sẽ không có vụ án nào về Pháp Luân Công được lập, ông không được phép thực hiện thêm bất kỳ cuộc điều tra tư pháp nào khác”.

Tòa án cũng đe dọa rằng, “điều ông đang làm là rất nguy hiểm, nếu ông tiếp tục, chúng tôi sẽ viết đề nghị lên Bộ Tư Pháp để xử lý”.

Cao Trí Thịnh hoàn toàn phớt lờ những lời đe dọa của họ. Ông thừa biết, chính quyền đã chặn tất cả các con đường hợp pháp để các học viên Pháp Luân Công kháng cáo.

Ngày 31/12/2004, trong sự bất lực Cao Trí Thịnh đã đưa ra một “bức thư ngỏ gửi đến Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Ngô Bang Quốc”, hy vọng rằng sự can thiệp của chính quyền đương cục sẽ ngăn chặn được hành vi tước đoạt bất hợp pháp các quyền công dân, và quyền tự do cá nhân của Trung Cộng. Cao Trí Thịnh thừa nhận, với tư cách là một luật sư, thật sự rất đau lòng khi phải chọn con đường ngoài vòng pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ.

Ông đã viết trong cuốn sách của mình rằng, về vấn đề Pháp Luân Công, nếu tất cả người dân đều làm ngơ với nó, thì chúng ta sẽ phải mang gánh nặng về đạo đức và nỗi xấu hổ này trong bao nhiêu năm? Nếu tất cả các luật sư đều im lặng, thì đối với vấn đề này trong tương lai, các luật sư sẽ mang theo bộ mặt nào để đối diện với nó?

Tháng 10/2005, Cao Trí Thịnh đến Sơn Đông để điều tra sự thật về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. 

Luật sư cao Trí Thịnh (bìa trái) trong lúc điều tra sự thật ở Thiểm Tây
Luật sư cao Trí Thịnh (bìa trái) trong lúc điều tra sự thật ở Thiểm Tây. (Ảnh qua Twitter)

Ngày 18/10/2005, ông đã công bố một bức thư ngỏ gửi cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Bức thư tiết lộ rằng, rất nhiều các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, bị tra tấn dã man về thể chất lẫn tinh thần, bị mất tích và bị bức hại cho đến chết. Ông kêu gọi họ ngừng cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công. 

Ngày 19/10/2005, Cao Trí Thịnh nhận được một cuộc gọi đe dọa. Và bắt đầu từ ngày 20/10,rất nhiều xe cảnh sát cùng cảnh sát mặc thường phục đã theo sát ông và gia đình trên từng chặng đường. 

15 ngày sau, Văn phòng Tư pháp Bắc Kinh cưỡng chế đóng cửa công ty luật của Cao Trí Thịnh. Nhưng bức thư ngỏ của Cao Trí Thịnh đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong xã hội. Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại khắp nơi đã thỉnh cầu Cao Trí Thịnh đến địa phương của họ để tìm hiểu sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Ngày 29/11/2005, Cao Trí Thịnh và bạn của mình là Tiêu Quốc Phiêu – một Giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, đã cùng nhau đến ba tỉnh Sơn Đông, Liêu Ninh và Cát Lâm để điều tra hơn nửa tháng.

Ngày 12/12/2005, Cao Trí Thịnh đã viết một bức thư ngỏ thứ ba gửi cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, bức thư ngỏ dài hơn 20.000 từ này có tựa đề là “Những hành vi man rợ tiêu diệt lương tâm và đạo đức quốc gia của chúng ta phải bị ngăn chặn ngay lập tức”

Ông viết trong thư: “Chúng tôi nghẹt thở khi nghe câu chuyện của từng người thoát khỏi cuộc bức hại. Một số là những người đã thoát khỏi cái chết nhiều lần. Cảnh tượng đẫm máu này, bản chất con người tàn bạo và các phương pháp tra tấn thảm khốc, thậm chí cả ma quỷ cũng sẽ bị nó chấn động”.

Cao Trí Thịnh nói, trong nửa tháng tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công, là nửa tháng nói chuyện với “các hiền triết” (ý chỉ học viên). Tinh thần bất khuất, nhân cách cao thượng và sự khoan dung của họ đối với hung thủ là niềm hy vọng của Trung Quốc ngày nay, và đó cũng là lý do tại sao chúng tôi kiên cường tiếp tục! Nhóm người đó mỉm cười, tường thuật lại với giọng bình tĩnh về quá trình bức hại kinh tâm động phách, thường khiến ông cảm động rơi nước mắt.

Một ngày sau khi Cao Trí Thịnh viết bức thư ngỏ thứ ba cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, tức là vào ngày 13/12/2005, ông trịnh trọng đưa ra tuyên bố thoái đảng, tuyên bố viết rằng: “Nó, Trung Quốc cộng sản đảng! Nó đã hành hạ mẹ chúng ta, hành hạ vợ con chúng ta, tra tấn anh chị em chúng ta bằng những cách man rợ nhất, vô đạo đức nhất và bất hợp pháp nhất. Nó không ngừng bức hại lương tâm, nhân cách và lòng lương thiện của người dân chúng ta! Cao Trí Thịnh, một đảng viên nhiều năm đã không đóng đảng phí nhưng “sống có tổ chức”, tuyên bố từ nay sẽ rút khỏi cái ác đảng bất nhân, bất nghĩa, vô nhân tính này”.

Câu cuối cùng trong tuyên bố của ông ấy là: “Đây là ngày đáng tự hào nhất trong cuộc đời của tôi”.

Việt Anh

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới