Ngọn núi kỳ quái với những tượng thần bị chặt đầu

30/06/13, 17:09 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Trên đỉnh ngọn núi Nemrut của Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại một di chỉ khảo cổ kỳ lạ với hàng trăm bức tượng thần linh bị chặt đầu.

Núi Nemrut nằm ở tỉnh Adiyaman phía Đông Nam của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một khu vực nông thôn tương đối nghèo nàn và lạc hậu. Thế nhưng, trên đỉnh ngọn núi lại tồn tại những dấu tích của một thời kỳ lịch sử hết sức huy hoàng trong quá khứ.

Trên đỉnh núi trơ trọi giữa một vùng hoang vu và cằn cỗi, người ta đã phát hiện ra những dấu tích của một khu lăng mộ cổ đại hết sức kỳ quái với hàng trăm bức tượng thần to lớn. Điều đáng nói là những bức tượng này đều bị chặt đầu và phá hủy, nằm lăn lóc khắp nơi.

Năm 62 TCN, Vua Antiochus I của Vương quốc Commagene cho khởi công xây dựng khu lăng mộ và đền thờ của chính mình ngay trên đỉnh núi. Lăng mộ của nhà vua được kiến thiết hết sức hoành tráng với hàng trăm bức tượng thần bằng đá khổng lồ “hầu cận” xung quanh.

Những bức tượng này có thể là hình ảnh của chính nhà vua, các vị thần trong truyền thuyết Hy Lạp như Hercules, Zeus, Tyche hay Apollo… Thậm chí có cả những tượng thần hình muông thú.

Cũng có những bức tượng thần là hình ảnh pha tạp mang các đặc điểm của cả văn hóa Iran, Armenia và Hy Lạp. Điều này đã cho thấy có sự pha trộn của văn hóa và tín ngưỡng Đông – Tây tại đây từ hàng ngàn năm về trước.

Vua Antiochus I có một nửa dòng máu là người Armenia và một nửa là người Hy Lạp. Đó cũng là lý do vì sao khu lăng một của ông mang những đặc điểm văn hóa tín ngưỡng của nhiều hơn một nền văn hóa.

Khu vực này cũng đã đóng vai trò như là một điểm giao nhau giữa các nền văn hóa lớn trong thế giới cổ đại, giữa các đế quốc hùng mạnh ở phương Đông và phương Tây. Điều này đã giúp cho Vương quốc Commagene có được một thời kỳ thịnh vượng trong quá khứ.

Mount-Nemrut-Turkey
Những tàn tích trên đỉnh núi Nemrut có niên đại từ thế kỷ 1 TCN.

Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là Commagene nằm ngay trên con đường “chinh Đông” của một Đế chế hùng mạnh mới nổi lên: những người La Mã. Vua Antiochus đã dùng mọi biện pháp để giữ nền độc lập, thậm chí còn bắt tay làm đồng minh với kẻ thù để chinh phạt các dân tộc khác.

Tuy nhiên, ông vua này lại khá cuồng vọng. Ông ta lập nên một tín ngưỡng mới cho vương quốc với bản thân mình ở địa vị độc tôn. Khu lăng mộ hoành tráng được xây nên để cho thần dân và chư hầu làm nơi thờ phụng nhà vua sau khi ông chết.

Thậm chí, trong một bản khắc chữ bằng tiếng Hy Lạp còn tiết lộ nguyên nhân vua Antiochus cho xây dựng lăng mộ của mình trên một đỉnh núi cao là bởi vì ông ta muốn khẳng định địa vị của mình không hề thua kém các vị thần linh (vốn được cho là luôn sinh sống trên các đỉnh núi trong tín ngưỡng Hy Lạp).

Quần thể kiến trúc bao gồm lăng mộ và đền thờ trên đỉnh núi Nemrut cũng được xây dựng để làm nơi tổ chức các nghi lễ và lễ hội của vương quốc. Nhà vua cũng cho xây dựng nhiều công trình khác liên kết với các khu vực xung quanh.

Sau khi công trình hoàn tất, vua Antiochus thường xuyên cho tổ chức những nghi lễ để tôn vinh bản thân như là vị thần linh tối cao của toàn vương quốc. Ông ta ra lệnh tổ chức lễ sinh nhật của mình vào ngày 16 và lễ lên ngôi vào ngày 10 hàng tháng.

Những pho tượng thần linh bị hủy hoại, chỉ còn lại phần đầu nằm lăn lóc khắp nơi trên đỉnh núi.

Nhà vua cũng đưa ra nhiều quy định về việc gìn giữ và duy trì khu lăng mộ, trong đó có việc những người trông coi và phụ trách tổ chức nghi lễ được “cha truyền con nối”, nhằm đảm bảo rằng việc tôn vinh Đức vua thần thánh sẽ kéo dài vĩnh viễn, như vọng tưởng của chính ông ta.

Tuy nhiên, Vương triều của ông ta đã không tồn tại đủ lâu để duy trì tham vọng thần thánh của Antiochus. Những cuộc tấn công của kẻ thù và cả sự nổi dậy của người dân đã khiến cho vương quốc Commagene sụp đổ.

Công trình lăng mộ hoành tráng gắn liền với tham vọng được tôn thờ như những vị thần linh của nhà vua đã bị hủy hoại. Những bức tượng thần chầu quanh lăng mộ bị kéo xuống, tất cả đều bị đập vỡ chỉ còn chừa lại phần đầu lăn lóc khắp nơi, cứ như là bị “chặt đầu” thực sự vậy.

Cùng với thời gian năm tháng, khu lăng mộ từng là biểu tượng cho quyền năng và tham vọng của vua Antiochus I trên đỉnh ngọn núi Nemrut cũng dần bị lãng quên. Những tàn tích của nó tiếp tục bị thời tiết nắng mưa hủy hoại trong hàng trăm năm sau đó.

Dấu vết phá hoại là khá rõ ràng, tuy nhiên nguyên nhân và thời gian mà những pho tượng này bị đập phá hiện vẫn còn là bí ẩn.

Mãi cho đến năm 1883, một kỹ sư người Đức tên là Charles Sester trong khi khảo sát để xây dựng tuyến đường vận chuyển cho Đế chế Ottoman đã tình cờ phát hiện ra những tàn tích của khu lăng mộ trên đỉnh núi Nemrut. Sau đó ông đã cho người đào bới trong một thời gian dài để rồi tìm thấy những pho tượng kỳ lạ bị chặt đầu.

Từ đó khu vực núi Nemrut trở thành địa điểm nghiên cứu ưa thích của nhiều nhà khảo cổ cũng như khách du lịch thập phương. Các nhà khoa học đã cố gắng khôi phục phần đầu còn sót lại của những pho tượng. Tuy nhiên họ không thể tìm thấy phần thân mình của tượng vì có lẽ chúng đã bị đập nát hoàn toàn.

Giờ đây người ta chỉ biết rằng những công trình nơi đây là do con người phá hủy. Tuy nhiên, nguyên nhân và thời gian chính xác mà sự hủy hoại đó xảy ra thì vẫn mãi là bí ẩn của lịch sử. Việc sử dụng các phương pháp hiện đại để xác định cũng gặp khó khăn do thời tiết khắc nghiệt của vùng này ảnh hưởng rất lớn đến các hiện vật.

Tuy nhiên, bất chấp việc chỉ còn lại mỗi phần đầu, những bức tượng hơn hai ngàn năm tuổi nơi đây vẫn còn rất tuyệt với đối với khách tham quan và cả giới chuyên gia nghiên cứu.

Những tham vọng mà vua Antiochus gửi gắm vào khu lăng mộ hoành tráng của mình, mặc dù không thể giúp ông ta thành một vị thần nhưng chí ít cũng đã giúp cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ có thêm một trong những di chỉ khảo cổ kỳ lạ nhất thế giới.

Thái Hồ

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới