Người phụ nữ bán vé số: ‘Tôi mong nhận được 1,5 triệu đồng để mua sữa cho con’

13/09/21, 10:29 Việt Nam

Chồng nghỉ việc từ hôm thành phố thắt chặt biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, hơn 3 tháng rồi chị Lan Anh không thể đi bán vé số dạo vì giãn cách và chưa nhận được khoản hỗ trợ nào của địa phương.

Hơn 3 tháng, gia đình chị Lan Anh chưa nhận được hỗ trợ từ địa phương. (Ảnh qua Express).

Theo báo VnExpress, gia đình chị Lan Anh thuê trọ ở tổ 8, ấp Mỹ Huề, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn. Do di chứng từ vụ tai nạn phỏng gas hơn chục năm trước, sức khỏe suy giảm không làm được việc nặng nên chị bán vé số dạo. Ngày 31/5, TP HCM áp dụng Chỉ thị 15, chị mất việc. Chồng của chị, anh Trường Duy là nhân viên giao hàng thời vụ cho một công ty ở quận Tân Bình cũng phải nghỉ việc từ hôm thành phố thắt chặt biện pháp kiểm soát dịch.

“Tôi mong nhận được 1,5 triệu đồng để mua sữa cho con gái 3 tuổi, trả một phần tiền nhà”, chị Lan Anh nói và cho rằng hoàn cảnh gia đình đúng như lời lãnh đạo thành phố nói về điều kiện được hỗ trợ là “mất việc, không có thu nhập, cuộc sống khó khăn vì Covid-19”, nhưng chờ mãi chưa được giúp đỡ. Hơn 3 tháng qua, cả nhà chị sống nhờ vào gạo, mì, rau củ cứu trợ của các nhà hảo tâm, tiền nhà trọ phải xin khất.

Ông Nguyễn Lượng, Phó ấp Mỹ Huề cho hay chị Lan Anh bán vé số – đúng với 6 nhóm ngành nghề được hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM, song vẫn bị “lọt sổ” do chưa đăng ký tạm trú tại địa phương. Ấp đã bổ sung gia đình chị vào đợt hỗ trợ mới nhất nhưng phải chờ tiền được rót về mới có nguồn để chi. Hiện, ấp còn hàng trăm trường hợp khó khăn tương tự chưa nhận được hỗ trợ.

Thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hóc Môn, ở gói hỗ trợ thứ hai, địa phương được thành phố phân bổ 74.000 suất dành cho hộ lao động khó khăn, hộ nghèo và đã chi xong. Tuy nhiên qua rà soát đã phát sinh gần 20.000 trường hợp khó khăn, chủ yếu mới đến địa phương, không đăng ký tạm trú, các tổ trưởng dân cư, trưởng ấp chưa nắm hết để lên danh sách từ đầu. Các xã đang lựa chọn những hoàn cảnh khó khăn nhất, tạm ứng ngân sách địa phương để giúp đỡ, số còn lại phải chờ đợt mới.

Bà Mai Thị Ngọc Dung, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết các xã tiếp tục rà soát người khó khăn để báo cáo lên thành phố chuẩn bị cho các gói mới với số lượng ước chừng 400.000 người, trong đó có 120.000 người đang sống trong 40.000 phòng trọ.

Tương tự, nhóm 14 thợ hồ “mắc kẹt” tại công trình xây dựng ở địa chỉ 711/24 quốc lộ 1A, phường Thạnh Xuân, quận 12, gần 3 tháng qua nhưng chưa nhận được các gói hỗ trợ của thành phố. Thời gian qua, những người này đều trong chờ vào đồ cứu trợ. Họ muốn về quê nhưng vì chính quyền yêu cầu người dân “ai ở đâu yên đó” nên đành bám lại khu lán trại công trình.

Anh Nguyễn Hồng Thanh, đại diện nhóm thợ cho biết nhiều lần hỏi tổ trưởng dân phố về các gói hỗ trợ dành cho lao động tự do nhưng không có kết quả. “Tổ trưởng nói rằng chúng tôi sống ở khu lán trại công trình, không phải một nhà trọ có địa chỉ cụ thể nên khó đưa vào danh sách để được giúp đỡ 1,5 triệu đồng”, anh Thanh thuật lại và bày tỏ lo lắng sau ngày 15/9 nếu thành phố còn giãn cách, tiền hỗ trợ chưa tới, những người “lọt sổ” như anh sẽ càng vất vả.

Trên Vietnamnet, bạn Hà Thế Phong phản ánh lên chương trình “Dân hỏi Thành Phố trả lời”: “Em đã liên hệ nhiều nơi như cổng thông tin điện tử, tổng đài 1022, cán bộ dân phố, tổ trưởng… Cả xóm trọ của em có 16 phòng chỉ có 1 chú xe ôm được nhận tiền trợ cấp”.

Bạn tên Thạch My cũng cho hay: “Chính sách hỗ trợ người lao động tự do mấy đợt rồi nhưng hiện đến nay gia đình và người dân xung quanh em vẫn chưa nhận được. Hỏi tổ trưởng thì báo đã nộp danh sách rồi, liên hệ 1022 cũng không có kết quả”.

Trước phản ánh của người dân, Chủ tịch UBND quận 12 Nguyễn Văn Đức đã thừa nhận thiếu sót.

“Dân cư tạm trú chiếm tới 55% trong tổng số 650 ngàn dân của quận 12. Gói 09 với 154 tỷ đồng, gói 2627, 2799 đã hỗ trợ cho hơn 88 ngàn người lao động khó khăn với số tiền 132 tỷ. Ngoài ra, còn hỗ trợ người dân gói an sinh, lương thực, thực phẩm. Việc thiếu sót là không thể tránh khỏi. Tôi xin nhận trách nhiệm và ngay sau hôm nay, Quận chỉ đạo tiếp tục rà soát các trường hợp để bổ sung vào danh sách, sớm chăm lo cho người dân”.

Thiện Thành (Theo DKN)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!