Phát hiện một ngôi đền Maya tiết lộ về “trật tự của thế giới mới”

31/07/15, 06:00 Bí ẩn

Các nhà nghiên cứu ngạc nhiên với một phát hiện mới bao gồm các mảnh vỡ của một ngôi đền Maya cổ đại tiết lộ những chi tiết “trước đây chưa từng biết” về “cuộc chiến tranh lạnh” trong đế chế Maya.

Những công trình còn sót lại của người Maya

Các mảnh vỡ của tượng đài bằng đá chạm khắc được phát hiện tại El Achiotal, một địa điểm Maya cổ đại miêu tả khuôn mặt một vị vua chư hầu.

Phát hiện mới đáng kinh ngạc này tại địa điểm khảo cổ Maya ở Guatemala đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu được những chi tiết mới liên quan đến một sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai siêu cường Maya cổ đại lớn trong 1500 năm trước đây.

Phát hiện này đã được các thành viên Dự án khảo cổ La Corona, cùng Marcello Canuto, Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ Trung Tulane, và Tomas Barrientos, Cục trưởng Cục Khảo cổ học tại Đại học thung lũng Guatemala trình bày tại thành phố Guatemala.

Theo các nhà nghiên cứu và những điều tra sơ bộ, quân đội của Siyaj K’ahk đã đến vùng đất thấp Maya vào khoảng năm 378 TCN, lật đổ người cai trị thành phố Tikal.

Họ thành lập nên hệ thống cai trị mới, một trật tự chính trị mới trên khắp đế chế Maya cổ đại.

Siyaj K’ak’, cũng được gọi là “Lửa được sinh ra” là một nhân vật chính trị mới nổi lên ở Maya cổ đại thường được đề cập đến trong các nét chạm trang trí cổ điển. Ông được cho là đã trở thành người cai trị toàn quyền ở Teotihuacano, Spearthrower Owl.

Nhà thám hiểm địa lý quốc gia trẻ và sinh viên cao học Tulane Luke Auld-Thomas nói: “Chúng tôi đang tìm kiếm một cầu thang và đào từng vuông đất để kiểm tra“. Ông nói thêm: “Khi một thợ đào đảm đương một vuông đất rời khỏi cái hố mà ông đào được để đi tìm chúng tôi và báo rằng ông tìm thấy cái gì đó giống như một tấm bia“.

Chúng tôi kinh ngạc và nhìn vào nó, khuôn mặt của một vị vua đang nhìn thẳng vào chúng tôi“, Auld-Thomas nói. “Nó đã được người Maya cổ đại đặt rất cẩn thận để nhìn ra ngoài ô cửa, giống như một nhà bảo tàng nhỏ trong tủ trưng bày“.

Chúng tôi chưa từng mong đợi tìm thấy một tấm bia ở El Achiotal“, Canuto, người bắt đầu nghiên cứu tại đây vào năm 2009 với sự tài trợ của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, ông xem nó là một địa điểm thuộc thời kỳ Tiền cổ điển (400 TCN – 250 SCN). Khi các nhà nghiên cứu tiếp tục nhiệm vụ khai quật, họ tìm thấy những mảnh vỡ của hai tấm bia, một khám phá họ chưa từng mong đợi.

Theo các nhà khảo cổ, hai mảnh bia nằm phía trên và dưới một công trình kỷ niệm, tấm bia đá này được cho là đã bị lấy khỏi vị trí ban đầu của chúng, theo các nhà khảo cổ, rất có thể từ phía trước của một ngôi chùa.

Theo Hội Địa lý Quốc gia, phần đầu của một tấm bia có hình ảnh người đàn ông cầm một cái gậy, biểu tượng truyền thống của người cai trị.

Sau khi phát hiện này được thực hiện, Davit Stuart từ Đại học Texas tại Austin, ông là một chuyên gia nghiên cứu văn khắc của người Maya đã bay đến El Achiotal để nghiên cứu và thử giải mã chữ tượng hình nằm ở mặt sau của tấm bia.

Theo Stuart, chữ tượng hình đã tiết lộ rằng tấm bia trong thực tế được xây dựng để chào mừng kỷ niệm lần thứ 40 của một “chúa tể” (Ajaw).

Đáng tiếc, tấm bia mới được tìm thấy không nguyên vẹn, vì vậy các nhà nghiên cứu không thể tìm ra tên của vị vua (Ajaw) này và nhà lãnh đạo.

Theo Stuart, có ngày tháng khắc trên tấm bia, nhưng Stuart nói rằng đọc nó là một trong những công việc dịch thuật khó khăn nhất mà ông từng làm.

Stuart cũng nói: “Người viết đã làm công việc này rất tỉ mỉ và họ đã viết ngày tháng theo một cách rất mơ hồ“.

Các nhà nghiên cứu tin rằng ngày kỷ niệm này được mô tả trên các tấm bia, có thể có liên quan tới thời điểm, và Stuart tin rằng ngày mọi người đang tìm kiếm là 22/11/418 SCN.

Từ ngày 22/11/418 SCN, đếm ngược lại 40 năm là ngày đánh dấu một sự kiện vào năm 378 SCN là ngày mà Siyaj K’ahk’ thiết lập nền cai trị mới ở Tikal, thay đổi một loạt trong hệ thống chính trị và văn hóa Maya.

Chúng tôi biết rằng khi Siyaj K’ahk’ tiến vào Tikal, ông đã bố trí người trông coi tất cả các khu vực xung quanh đó“, Stuart giải thích: “Chúng tôi đã không nghĩ rằng El Achiotal cũng bị hút vào trật tự thế giới mới này“.

Thanh Phong dịch từ Humans are free

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?