Sau thảm họa sóng thần, CEO chuỗi siêu thị Nhật Bản phát miễn phí lương thực cho người dân

28/07/21, 17:44 Cuộc sống

Khi thảm họa sóng thần xảy đến, Takeshi Niinami – CEO của chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson tại Nhật Bản không những không tăng giá bán mà còn lệnh cho các nhân viên chuyển toàn bộ lương thực đến vùng bị thiên tai để phát miễn phí cho người dân bị nạn.

Thấy sóng thần ập đến, CEO chuỗi siêu thị Nhật Bản phát miễn phí lương thực cho người dân. (Ảnh SCMP/Tumbral)

Theo Japan Society, vào năm 2011, một trận sóng thần đã đổ bộ vào bờ biển Tohoku của Nhật Bản khiến 16.000 người thiệt mạng và 383.000 tòa nhà bị phá hủy. 

Mặc dù thị trường lớn nhất của Lawson Nhật Bản là ở thủ đô Tokyo nhưng CEO Niinami khi ấy lại quyết định dồn hàng cho các siêu thị vùng thiên tai.

Theo đó, để giúp người dân vùng thiên tai có thêm hy vọng, CEO Niinami vẫn tiếp tục mở các siêu thị tại đây bất chấp việc rất nhiều xe tải không muốn đi vào vùng này để chuyển hàng.

Thảm họa kép mà Nhật Bản phải đối mặt năm 2011. (Ảnh qua SCMP)

CEO Niinami cũng đề nghị nữ giám đốc khu vực Etsuko Kato mở lại chi nhánh Lawson tại thành phố Soma (tỉnh Fukushima), nơi chịu tác động trực tiếp của trận sóng thần, một cách nhanh nhất. 

Giọt nước mắt xúc động của vị CEO

Được biết, chính giám đốc Etsuko Kato khi ấy cũng là nạn nhân trong vụ sóng thần trên. Thời điểm nhận được đề nghị của CEO cô đang phải sống trong trại cứu hộ vì đã mất hết nhà cửa, mẹ chồng cô cũng mất tích và 2/4 cửa hàng Lawson của cô đã bị phá hủy.

Khó khăn là thế nhưng giám đốc Kato hiểu được bản thân cần phải làm gì khi đồng bào mình gặp nạn. Chính vì vậy, Kato đã nén nỗi đau, lo lắng của riêng bản thân để tập trung cố gắng kết nối với nguồn cung ứng. Chỉ 11 ngày sau trận sóng thần, cô đã thành công mở cửa trở lại các chi nhánh, đồng thời mở ra cả hy vọng cho những người dân nơi đây. 

Lawson đã phân phát các suất ăn miễn phí cho vùng chịu thiên tai. (Ảnh: Live Japan).

Với sự đoàn kết, nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên trong suốt giai đoạn khó khăn nhất của đợt sóng thần 2011, Lawson Nhật Bản đã đưa được 200.000 suất ăn đến cho những người bị nạn. 

Không chỉ vậy, Lawson còn chăm sóc cho 13 nhân viên trong vùng bị thiên tai, chính bản thân CEO Niinami khi ấy đã luôn theo dõi sát sao việc bố trí chỗ ăn ở và đảm bảo để các nhân viên này không phải lo lắng về tiền bạc.

Người dân khi ấy đã rất bất ngờ bởi sự cứu trợ đầu tiên đến một số khu vực bị tàn phá lại là những chiếc xe tải giao hàng của cửa hàng tiện lợi Lawson chứ không phải xe của lực lượng cứu trợ nhà nước. Lawson đã tự gánh trên vai trọng trách vốn không phải của mình đó là nuôi sống và cung cấp nhu yếu phẩm cho hàng trăm ngàn người dân Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi thiên tai mà họ có thể tiếp cận.

Người dân Nhật Bản xếp hàng trật tự trước cửa một siêu thị sau thảm họa động đất, sóng thần. (Ảnh qua Twitter)

Những người bị nạn sống sót sau thảm họa cảm thấy biết ơn vì Lawson đã nhanh chóng đến hiện trường với các nhu yếu phẩm thiết yếu. Hành vi của người tiêu dùng trong các khu vực khác sau đó đã có sự thay đổi. Nhiều người trước đây chỉ mua sắm tại các siêu thị lớn nay đã xuất hiện ở các cửa hàng tiện lợi địa phương. 

Đến cả các bà nội trợ, người lớn tuổi và những người đã quen với việc mua đồ tươi sống ở chợ cũng lựa chọn bước vào các cửa hàng tiện lợi.

CEO Niinami được đánh giá có tầm nhìn rất xa khi không trục lợi từ người dân những lúc khó khăn. (Ảnh qua Tumbral)

Trước thành công bất ngờ của Lawson sau thảm họa sóng thần trên, CEO Niinami chia sẻ rằng công ty rất tự hào khi có thể góp một phần công sức trong việc cứu trợ những người sống sót và hy vọng tinh thần này cũng sẽ lan tỏa tới những nhà cung cấp trên toàn cầu.

Khi nhận được bằng tuyên dương của trường tiểu học SomaCity vì đã phát miễn phí bữa ăn cho các cháu nhỏ trong 3 ngày cho đến lúc đội cứu trợ đến được đây, vị lãnh đạo của Lawson đã bật khóc bởi ông chưa hề ra lệnh này, đó hoàn toàn là ý thức tự giác vì cộng đồng của những nhân viên nơi đây.

Nhà lãnh đạo có tâm và có tầm 

Qua những nghiên cứu, ông Hirotaka Takeuchi, giáo sư của trường đại học Harvard đã nhận định rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản có tầm nhìn rất xa, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích ngắn hạn để đầu tư cho cộng đồng và đạt được mục tiêu lâu dài.

Các chuyên gia cho rằng chính nền tảng giáo dục ý thức cho các công dân ngay từ khi còn nhỏ đã giúp người dân Nhật Bản hiểu được tầm quan trọng của việc đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua thảm họa thiên tai cũng như là những cuộc khủng hoảng. Từ đó, tư tưởng hy sinh lợi ích cá nhân để đạt lợi ích cho tập thể và cộng đồng đã ngấm sâu vào từng cá nhân.

Nhật Bản, quốc gia sống chung với thiên tai nhờ tinh thần tin tưởng, đùm bọc lẫn nhau. (Ảnh qua SCMP)

Không riêng gì các cá nhân, khi phải đối mặt và sống chung với thiên tai, khủng hoảng, các doanh nghiệp cũng có quan điểm rất rõ ràng. Họ coi trọng lợi ích cộng đồng và hình ảnh của công ty hơn doanh thu nên không trục lợi khi người dân gặp nạn, mà còn cùng chung sức giúp các nạn nhân vượt qua khó khăn.

Giáo sư Takeuchi cho biết, hiện nay có rất nhiều công ty chỉ nghĩ ngắn hạn vì lợi ích của cổ đông, các kế hoạch của họ chỉ trong vòng 5 năm. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản lại có tầm nhìn đến 100 – 200 năm sau. 

Đây cũng là lý do khiến rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tồn tại lâu. Chính việc nghĩ cho lợi ích cộng đồng khiến họ nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Theo các số liệu thống kê thì hiện có khoảng 40% số doanh nghiệp tại quốc gia này đã tồn tại hơn 300 năm lịch sử.

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!