Thích khách thời Đông Chu: Những màn ám sát lưu danh sử sách (Phần II)

Trong phần trước chúng ta đã nhắc đến Chuyên Chư, Yêu Ly và Tào Mạt, họ đều là những thích khách uy dũng, trí có, dũng có. Trong phần II, chúng ta sẽ tiếp tục đề cập đến những tên tuổi khác, họ cũng được lưu danh sử sách không kém gì những nhân vật trên.

thích khách
Đằng sau câu chuyện nghĩa hiệp của các thích khách, sát thủ lại thường ẩn chứa những tấn bi kịch đau thương. (Ảnh qua Scmp)

Phía sau câu chuyện nghĩa hiệp của các thích khách, sát thủ lại thường ẩn chứa những tấn bi kịch đau thương. Ngay cả trong trường hợp thành công, những chiến binh ngoan cường này cũng khó tránh khỏi cái chết. Tuy nhiên, lòng dũng cảm và sự hy sinh của họ xứng đáng được lưu danh sử sách. 

Xem phần I

Trong phần này, chúng ta sẽ nghe câu chuyện về một dũng sĩ quyết tâm báo thù cho chủ nhân và bi kịch của một người hàng thịt trở thành sát thủ, vì không muốn làm liên lụy cho gia đình mà đã tự hủy hoại đi dung nhan của chính mình.  

4. Lòng trung thành của Dự Nhượng khiến kẻ thù cảm động

Dự Nhượng là người nước Tấn sống vào cuối thời Xuân Thu tại Trung Quốc. Dự Nhượng kiên trì ám sát Triệu Tương tử để trả thù cho Trí Bá Dao, người đứng đầu họ Trí, một trong 4 họ có quyền lực lớn ở nước Tấn thời Đông Chu. Câu chuyện này sau đó đã được Tư Mã Thiên ghi lại trong tác phẩm “Sử ký” của ông.

Năm 455 TCN, Trí Bá Dao đem quân đánh họ Triệu, một gia tộc lớn khác ở nước Tấn nhưng bị Triệu Tương Tử (tức Triệu Vô Tuất) lập kế, liên kết cùng họ Hàn và họ Ngụy đánh cho đại bại. Họ Trí bị diệt, phần đất của họ Trí bị ba họ còn lại chia nhau lập nên Tam Tấn, riêng Trí Bá Dao bị Triệu Tương Tử giết chết. Vì oán hận Trí Bá Dao nên Triệu Tương Tử đã lấy đầu của ông ta sơn lại để làm đồ đựng rượu.

Điều này quả thực khiến trái tim của Dự Nhượng tan nát, bởi trong tất cả những người chủ mà ông từng theo hầu thì chỉ có Trí Bá Dao là người duy nhất thấu hiểu ông, xứng làm tri kỷ. Dự Nhượng vì thế thề quyết phải trả thù cho Trí Bá Dao bằng mọi cách.

“Sử Ký” chép lại lời của Dự Nhượng như sau: “Than ôi! Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ! Người con gái trang điểm vì kẻ yêu mình. Nay Trí Bá biết ta, ta phải liều chết báo thù để đền ơn, có thế hồn phách ta mới khỏi xấu hổ!

Sau đó, ông thay tên đổi họ rồi xin vào làm người hầu trong cung, bên người luôn mang theo chủy thủ để tìm cơ hội hành thích Triệu Tương Tử. Tuy nhiên Triệu Tương Tử cũng luôn cảnh giác, cảm thấy bất an, bèn bắt Dự Nhượng tra hỏi và phát hiện ra âm mưu báo thù của ông. Nhưng thấy rằng hành động của Dự Nhượng quả đúng là bậc anh hùng hảo hán, cảm động trước lòng trung hậu của ông, Triệu Tương Tử đã tha chết và thả cho ông đi.

Dự Nhượng đâm áo
Một bức tranh của Nhật Bản miêu tả cảnh Dự Nhượng đâm vào áo của Triệu Tương Tử. (Ảnh qua Wikipedia)

Sau thất bại, Dự Nhượng vẫn quyết không chịu bỏ cuộc. Lần này, ông quyết định tự hủy hoại dung nhan của mình và nuốt một cục than gây tổn thương đến dây thanh quản để biến đổi giọng nói. Sau đó, giả danh làm ăn xin ngoài chợ, khiến ngay cả vợ ông cũng không thể nhận ra chồng.

Biết tin Triệu Tương Tử ra khỏi cung, Dự Nhượng trong dáng bộ kẻ ăn mày nấp dưới cầu định thừa cơ hành thích, tuy nhiên khi xa giá của Triệu Tương Tử tới nơi thì con ngựa của ông ta bất chợt sợ hãi. Triệu Tương Tử liền đoán rằng có kẻ muốn hành thích mình.

Dự Nhượng vì thế lại bị bắt. Khi Triệu Tương Tử hỏi ông rằng tại sao đã thờ ba đời chủ mà vẫn hết lòng trả thù cho Trí Bá Dao như vậy, Dự Nhượng đáp: “Tôi thờ họ Phạm và họ Trung Hàng, họ xem tôi là hạng thường dân nên tôi báo đáp họ theo lối thường dân. Còn như Trí Bá đối đãi với tôi như bậc thượng khách, nên tôi quyết báo thù như một chính khách để trả ơn ông ấy.”

Lời nói của Dự Nhượng đã khiến Triệu Tương Tử cảm động đến rơi lệ. Biết mình không thể lung lay quyết tâm báo thù của Dự Nhượng nên đành phải cho quân sĩ giết ông. 

Trước khi chết, Dự Nhượng xin Tương Tử một ân huệ cuối cùng, cúi xin Tương Tử đưa chiếc áo mà ông ta đang mặc để ông dùng kiếm đâm vào, cho thỏa ý định báo thủ, thì chết cũng không ân hận.

Tương Tử khen Dự Nhượng là người có nghĩa khí, bèn sai người cầm áo đưa cho ông. Dự Nhượng đâm vào áo mấy lần rồi sau đó tự vẫn. Kẻ sĩ nước Triệu nghe nói về cái chết của Dự Nhượng ai nấy đều không khỏi bùi ngùi, khóc thương.

Trong “Đông Chu Liệt Quốc”, tác giả Phùng Mộng Long còn đặc tả chi tiết đâm áo báo thù này của Dự Nhượng như sau: Chuyện kể rằng, Triệu Tương Tử thấy chiếc áo mà Dự Nhượng đâm vào bỗng chảy ra máu tươi, vì vậy mà thành bệnh, rồi sau đó ốm chết. 

Trong bài “Hịch tướng sĩ” nổi tiếng lịch sử, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cũng nhắc đến chi tiết Dự Nhượng báo thù như để khơi dậy lòng trung thành của các chiến sĩ: “Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ…”

5. Bi kịch của người hàng thịt Nhiếp Chính

Nhiếp Chính vốn người làng Thâm Tĩnh, ấp Chỉ, nhưng vì giết người nên phải cùng mẹ và chị gái trốn sang nước Tề làm nghề hàng thịt. Bấy giờ ở nước Hàn có Nghiêm Trọng Tử vì hiềm khích với tướng quốc nước này là Hiệp Lũy mà phải bỏ trốn. 

Tới nước Tề, Nghiêm Trọng Tử nghe danh của Nhiếp Chính, bèn không quản ngại thân khanh tướng mà tìm tới chốn chợ búa để biếu Nhiếp Chính vàng phụng dưỡng mẹ già, với mong muốn chiêu mộ ông về dưới trướng của mình. Nhưng Nhiếp Chính từ chối không nhận tiền vàng, ông nói muốn tự mình chăm sóc mẹ già đến cuối đời. Tuy vậy Nghiêm Trọng Tử vẫn làm đủ nghi lễ chủ khách rồi mới ra đi.

Sau đó một thời gian thì mẹ Nhiếp Chính qua đời, ông chịu tang mẹ đủ ba năm rồi tìm đến Nghiêm Trọng Tử để báo đáp sự tôn kính của Trọng Tử dành cho mình. Nghiêm Trọng Tử bèn đưa chuyện hận thù với Hiệp Lũy ra kể cho Nhiếp Chính, đồng thời đề nghị sẽ cho tráng sĩ, xe ngựa của mình đi theo trợ lực cho ông.

Nhiếp Chính từ chối nhận xe ngựa rồi một mình cầm kiếm xông thẳng vào phủ của tướng quốc đâm chết Hiệp Lũy ngay giữa đám tùy tùng và cận vệ. Giết được Hiệp Lũy, Nhiếp Chính hạ thủ thêm mấy chục người rồi tự hủy khuôn mặt của mình, sau đó tự tử.

Nhiếp Chính
Sau khi giết Hiệp Lũy, Nhiếp Chính hạ thủ thêm mấy chục người nữa rồi mới tự hủy dung mạo và tự tử. (Ảnh qua Readx)

Vì khuôn mặt của Nhiếp Chính bị hủy hoại nên khi người Hàn phơi xác ông ngoài chợ treo giải thưởng nghìn vàng để dò la tung tích nhưng vẫn không một ai nhận ra ông. 

Mãi về sau, chị của Nhiếp Chính, tên là Nhiếp Vinh nghe tin lập tức đến xem xác của em trai mình. Biết rằng em trai vì sợ chị gái bị liên lụy, nên đã hủy hoại dung mạo của bản thân trước lúc chết. 

Đau buồn, Vinh thị khóc lóc thảm thiết bên xác Nhiếp Chính, kể cho tất cả mọi người nghe về câu chuyện đau buồn của em trai mình. Từ chỗ từ chối thực hiện kế hoạch vì phụng dưỡng mẹ già, cho đến quyết định cuối cùng vì nghĩa trung thành với Nghiêm Trọng Tử. Dứt lời, cô khóc thét lên ba tiếng, rồi ngã vật ra chết ngay bên cạnh xác của em trai. 

Người đời nghe chuyện ai cũng than rằng Nghiêm Trọng Tử quả là biết trọng dụng người. 

Tư Mã Thiên sau này đã xếp Nhiếp Chính vào 1 trong 5 thích khách được ông đưa vào chính sử, ông nhận xét: “Từ Tào Mạt đến Nhiếp Chính, năm người này, chí nguyện của họ dù thành hay không thành, nhưng ý chí kiên định, dũng cảm phi thường, xứng là bậc hảo hán lưu danh thiên cổ.” 

An Nhiên

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới