Thuốc kháng sinh tại các dòng sông trên thế giới vượt mức an toàn 300 lần

14/10/19, 09:47 Tri thức

Lần đầu tiên, một nghiên cứu toàn cầu đã phát hiện nồng độ kháng sinh được tìm thấy ở một số dòng sông trên thế giới vượt quá mức độ an toàn lên tới 300 lần. 

Thuốc kháng sinh được tìm thấy ở các dòng sông trên khắp thế giới vượt quá mức độ ‘an toàn’. (Ảnh qua donanimhaber.com) 

Các nhà nghiên cứu đã thử tìm trong các con sông ở 72 quốc gia tại 6 lục địa và phát hiện 65% các địa điểm được theo dõi có sự hiện diện của kháng sinh.

Tại một địa điểm ở Bangladesh, người ta phát hiện metronidazole – một kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm nhiễm trùng da và miệng – vượt quá mức an toàn ở mức 300. 

Tại sông Thames và một trong những nhánh sông này ở London, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tổng nồng độ kháng sinh tối đa là 233 nanogram /lít (ng/l), ít hơn 170 lần so với ở Bangladesh.

Loại kháng sinh phổ biến nhất là trimethoprim, chủ yếu được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, đã được phát hiện tại 307 trong số 711 vị trí được thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu giám sát với các mức độ an toàn do Liên minh Công nghiệp AMR (AMR Industrial Alliance) thiết lập gần đây dao động từ 20-32.000 ng/l tùy thuộc vào từng loại kháng sinh .

Ciprofloxacin, được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, là hợp chất thường xuyên bị phát hiện vượt quá mức an toàn tại 51 nơi.

Vấn đề toàn cầu

Ô nhiễm kháng sinh đang trở thành vấn đề toàn cầu. (Ảnh qua VIX)

Nhóm nghiên cứu cho biết, nồng độ kháng sinh vượt quá giới hạn an toàn thường gặp nhất ở châu Á và châu Phi, nhưng các địa điểm ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng có mức độ đáng lo ngại cho thấy ô nhiễm kháng sinh là vấn đề toàn cầu.

Các địa điểm có lượng kháng sinh vượt quá mức độ an toàn ở mức cao nhất là thuộc Bangladesh, Kenya, Ghana, Pakistan và Nigeria. Trong khi đó, một địa điểm ở Áo xếp hạng cao nhất trong số các địa điểm được đo đạc ở châu Âu. 

Nghiên cứu cho thấy các địa điểm có nguy cơ kháng sinh vượt mức cao thường sẽ ở rất gần các hệ thống xử lý nước thải, nguồn nước thải hoặc bãi thải, hay ở một số khu vực hỗn loạn về chính trị như biên giới Israel và Palestine.

Các địa điểm có nguy cơ kháng sinh vượt mức cao thường ở rất gần nguồn nước thải,.. (Ảnh qua País Circular)

Đo đạc

Trong dự án do Đại học York, Canada thực hiện, 92 bộ dụng cụ lấy mẫu đã được gửi tới các đối tác trên khắp thế giới. 

Những người này được yêu cầu lấy mẫu nước từ các vị trí dọc theo hệ thống sông ở địa phương của họ. Sau đó các mẫu thử được làm đông lạnh và chuyển trở lại Đại học York để kiểm tra. Những dòng sông vốn mang tính biểu tượng của thế giới đều đã được lấy mẫu, như sông Chao Phraya, Danube, Mekong, Seine, Thames, Tiber và Tigris.

Tiến sĩ John Wilkinson, thuộc Khoa Địa lý và Môi trường thuộc ĐH York, người điều phối công việc giám sát cho biết không có nghiên cứu nào khác được thực hiện trên thang đo này.

Cho đến nay, phần lớn công việc giám sát về môi trường đối với kháng sinh đã được thực hiện ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Thông thường, chúng tôi chỉ làm trắc định đối với một số ít kháng sinh. Chúng tôi thực sự biết rất ít về quy mô của vấn đề trên toàn cầu”.

“Nghiên cứu của chúng tôi giúp lấp đầy lỗ hổng kiến thức quan trọng này với dữ liệu được tạo ra cho các quốc gia chưa từng được theo dõi trước đây”, Tiến sĩ Wilkinson cho biết thêm.

Sự kháng thuốc đối với kháng sinh

Giáo sư Alistair Boxall, trưởng nhóm chủ đề của Viện Môi trường Bền vững York (York Environmental Sustainability Institute), cho biết:

“Kết quả thu được đã khiến chúng ta phải sửng sốt và lo ngại, bởi nó đã chứng tỏ có sự ô nhiễm lan rộng của các hợp chất kháng sinh ở các hệ thống sông trên khắp thế giới”.

“Nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách hiện đã nhận ra vai trò của môi trường tự nhiên trong vấn đề kháng thuốc kháng sinh. Dữ liệu của chúng tôi về ô nhiễm kháng sinh tại các dòng sông có thể là một đóng góp quan trọng”.

“Giải quyết vấn đề trên sẽ là một thách thức hết sức lớn lao và sẽ cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải và nước thải, cũng như cần các quy định chặt chẽ hơn về môi trường và cần làm sạch các vị trí đã bị ô nhiễm”.

Thiên Hoa (Theo Vision Times)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?