Tiết Xử Thử: Cẩn thận nắng cuối Thu, tuân thủ nguyên tắc “dưỡng âm nhuận táo”

26/08/17, 11:00 Dưỡng sinh, Sức khỏe

Vào mùa Thu hanh khô, mọi người dễ dàng cảm thấy miệng khô lưỡi khô, đặc biết là trong tiết xử thử cần cẩn thận “nắng cuối Thu, độc vô cùng”, tuân thủ nguyên tắc dưỡng sinh “dưỡng âm nhuận táo”.

Xử thử hanh khô, cây lá vàng úa, cẩn thận nắng cuối Thu. (Ảnh: bressingham)

Tên “Xử thử” có nghĩa là hết nóng bức, thường bắt đầu vào khoảng ngày 23 hoặc 24 tháng 8 dương lịch khi kết thúc tiết lập thu, kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 9 khi tiết bạch lộ bắt đầu. Tiết xử thử năm 2017 bắt đầu vào ngày 23 tháng 8 dương lịch, tức mùng 2 tháng 7 âm lịch, một ngày trước đó là ngày “mở Quỷ Môn Quan”. Trong nửa tháng tiết xử thử có 2 ngày lễ quan trọng là Thất Tịch và Vu Lan, lễ này trùng với tết Trung nguyên.

Tiết xử thử hết nóng, tranh Thu đoạt nóng, thời tiết hanh khô, cây cỏ khô vàng, hơn nữa lại nhiều thiên tai, cho nên là mùa phải cẩn thận.

Xuất phục đón tiết xử thử, thất nguyệt lưu hỏa, nóng lui Thu đến

“Tam phục” là thời điểm nóng nhất trong năm, gồm “sơ phục”, “trung phục”, “mạt phục”, chính là ba ngày canh trong khoảng thời gian từ sau Hạ chí đến sau lập Thu. Qua “mạt phục” gọi là “xuất phục”, đây cũng là lúc sắp tới tiết xử thử, do đó dân gian mới có câu “xuất phục đón tiết xử thử”. Ban đêm gió mát thổi đến, ngẩng đầu ngắm sao có thể quan sát được tinh tượng “thất nguyệt lưu Hỏa” trên bầu trời.

Tiết xử thử là trung khí tháng 7 theo Hoàng lịch, từ xa xưa đã lưu truyền câu “thất nguyệt lưu Hỏa”, nó xuất phát từ bài thơ “Bân phong” trong Kinh thi: “Thất nguyệt lưu Hỏa, bát nguyệt hoàn vĩ, cửu nguyệt thụ y“, miêu tả hiện tượng thiên văn giống như đối ứng cùng một nhịp thở với dân sinh.

“Bân phong” là dân ca nước Bân (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Vì sao nói “lưu hỏa”? Đây là miêu tả sao “Đại Hỏa”, tức sao Antares là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Hạt. Vào giữa mùa Hè hàng năm, ngay trước tiết mang chủng, nửa đêm Đại Hỏa xế hướng Nam, đến đêm tháng 7 âm lịch nó đổ về hướng Tây, đây chính là “thất nguyệt lưu Hỏa” theo lời người xưa, giống như Đại Hỏa ngả về chân trời, có ý nghĩa là “nóng lui Thu đến”.

Vào đêm tháng 7 âm lịch, sao Antares đổ về hương Tây. (Ảnh: renken)

Qua tiết xử thử, vào nửa đêm, Đại Hỏa sẽ lặn xuống chân trời, vì vậy từ đó đến nửa năm sau sẽ không còn nhìn thấy sao này vào ban đêm. Cho nên “thất nguyệt lưu Hỏa” là tinh tượng “tương hàn chi tiệm”, tức là cái lạnh tràn vào. Người xưa còn có câu thành ngữ “nhất diệp tri Thu” về cây ngô đồng vào lập Thu, tức là nhìn lá rụng biết mùa Thu đến. Cả hai đều là đúc kết về thiên nhiên của người xưa, cho thấy khả năng quan sát nhạy bén của họ.

Văn hóa dân gian trong tiết tiểu thử

1. “Xuất phục đón tiết xử thử” cẩn thận nắng cuối thu

Vào tiết xử thử, tại các vùng ôn đới thời tiết đã là cuối thu, không khí dễ chịu, nhưng tại các khu vực đới áp cao cận nhiệt đới hay nhiệt đới thì vẫn đang có nắng gắt chiếu xuống, thời tiết nắng nóng thậm chí không kém ngày Hè, câu “nắng cuối Thu, độc vô cùng” chính là miêu tả khí trời như vậy.

Tranh Thu đoạt nóng, chính là hiện tượng nóng và mát giằng co trong tiết xử thử, lập Thu. Bản ghi chép phong thổ “Thanh gia lục” của Cố Thiết Khanh vào đời nhà Thanh viết “xử thử thập bát bồn”, dân gian nói vào trước và sau tiết xử thử còn nóng 18 ngày, phải tắm gội, giội nước cho mát.

2. Xuất hiện hồng vân, khuyên người không nên đi xa

Vào tiết xử thử nếu thấy bầu trời có hồng vân thì không nên đi xa, cẩn thận bão đến. (Ảnh: Nipic)

Tiết xử thử là thời kỳ gió xoáy hoạt động mạnh trên Thái Bình Dương, dễ phát triển thành bão, vì thế không thể xem thường đề phòng bão, trong lịch sử từng có nhiều trận bão mạnh xuất hiện vào mùa Thu. Vào tiết xử thử, quan sát bầu trời lúc Mặt trời mọc nếu thấy hồng vân thì đó chính là “bão vân” báo hiệu bão sắp đến, phải chuẩn bị biện pháp đề phòng.

3. Thu hoạch vụ Thu không lỡ thời cơ, lương thực không tuyệt sạch

Đến tiết xử thử, lúa thóc khắp nơi chín vàng, khởi đầu vụ thu hoạch. Vào thời gian này, đêm dài ngày ngắn, cảnh tượng thiên nhiên trở nên xơ xác tiêu điều, vạn vật rõ ràng bắt đầu điêu tàn, cho nên “Thu hoạch vụ Thu không lỡ thời cơ, lương thực không tuyệt sạch”. Xem xét phương diện khác, đây cũng là lời nhắc nhở mọi người rằng đã đến lúc dưỡng âm bảo vệ sức khoẻ.

4. Dưỡng sinh mua Thu với “vịt xử thử” và “lê xử thử”

Mùa Thu hanh khô vạn vật héo vàng, mọi người dễ dàng cảm thấy miệng khô lưỡi khô, phương pháp bảo vệ sức khỏe phổ biến trong mùa Thu là xem trọng dưỡng âm. Lúc vào Thu, đạo dưỡng sinh của người xưa chú ý tư âm nhuận táo, nhuận phổi, dưỡng vị, ích thận, dưỡng can. Dưỡng âm nhuận táo là nguyên tắc dưỡng sinh vào Thu, đây cũng là nhắc nhở tương ứng với 24 tiết cho con người.

Dùng thực phẩm đúng mùa có thể hạn chế, điều hòa biến đổi môi trường để bảo vệ sức khoẻ, đây cũng là khâu quan trọng trong văn hóa thực liệu Trung Hoa. Vào tiết xử thử, món ăn thông tục trong dân gian là “vịt xử thử” và “lê xử thử”, chúng cũng món ăn đúng mùa.

Lê nhiều nước có thể giúp nhuận táo sinh tân, phòng mùa Thu hanh khô, mà lại có tác dụng trị ho, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thịt vịt dưỡng âm, nên vịt xử thử là món ăn tốt nhất vào mùa này, mà đây cũng là thời điểm thịt vịt có mùi hôi nhẹ nhất.

Lễ thất tịch – Tiết con gái trong xử thử

Đêm thất tịch là ngày 7 tháng 7 âm lịch, là tiết con gái, tiết khất xảo trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, người hiện đại dùng tên gọi khác là “lễ tình nhân Trung Quốc”. Từ thời nhà Hán đến ngày nay, các nơi đã phát triển ra nhiều hoạt động vào tiết này, qua thời gian dài vẫn không mất. Nhân gian có câu thơ:

Thử tình miên miên vô tuyệt kỳ.

Tạm dịch:

Mối tình này dài dằng dặc biết bao giờ dứt.

Vào thời nhà Hán, cung nữ truyền ra trò chơi thi xâu 7 cây kim trên Thất Thải lâu vào đêm thất tịch. Theo bản ghi chéo phong thổ “Kinh sở tuế thì kỷ” vào Nam Bắc triều, đêm thất tịch có tập tục khất xảo, tức là cầu Chức Nữ ban cho khéo tay thêu thùa, mời con nhện “hỉ tử” kết tơ bói lương duyên.

Đến triều Tống, phong tục trong đêm thất tịch vô cùng phong phú, đa dạng, như dựng Thải lâu xâu kim, bái Nguyệt Nương, diễn kịch, chơi trò chơi… Đời sau còn có phơi nước dưới nắng, ném một cây kim vào chậu, quan sát ảnh chìm xem có “đắc xảo” không, tức là có được khéo tay hay không. Tóm lại, từ cổ chí kim, đêm thất tịch là ngày mọi con gái đều hạnh phúc mong đợi kết quả lương duyên.

Lễ Vu lan – Tiết quỷ trong xử thử

Trong tiết xử thử có ngày rằm tháng 7 là lễ Vu lan, là dịp để báo hiếu với mẹ cha, tìm về với nguồn cội, tưởng nhớ về những người đã khuất. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ cúng để báo ơn cha mẹ 7 kiếp. Tại các chùa Việt Nam, vào ngày lễ Vu lan thường có nghi thức “Bông hồng cài áo”, là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người.

Trong lễ Vu lan còn có phong tục thả đèn hoa đăng. (Ảnh: ilancity)

Lễ này còn trùng với ngày “Xá tội vong nhân” của phong tục Á Đông. Theo Đạo giáo, ngày này gọi là “Quan Âm phủ xá tội”, bởi vào sinh nhật tức Rằm tháng 7, quan Âm phủ phải từ bi xá tội. Theo phong tục dân gian,vào ngày này, mọi người thỉnh cầu quan Âm phủ xá tội cho vong nhân, sau này lại trở thành phổ độ cho các vong linh cô hồn dã quỷ.

Trong văn hóa Trung Hoa, lễ Vu lan cũng trùng với tiết Trung Nguyên và được gọi là “tiết quỷ”. Người Trung Quốc có câu “vịt giữa tháng bảy, không biết sống chết”, ngụ ý người đời không biết đại nạn ập xuống. Vì sao nói như vậy? Trong tiết này có phong tục “Trung nguyên phổ độ”, giữa tháng 7 cũng là thời điểm con vịt phát triển đến kích thước thích hợp, thịt ngon nhất, nên đúng dịp trở thành vật tế phổ độ, từ đó có câu nói này.

Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng 7 bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt trời đã lặn.

“Thất nguyệt lưu Hỏa” đẹp ở chân trời, phòng giá lạnh tràn vào trong tiết xử thử, làm hàn khí thấm vào cơ thể. Từ các phong tục truyền thống trên, ta có thể thấy tháng 7 âm lịch là tháng tràn đầy từ bi hỉ xả. Trong tiết xử thử, khắp nơi một mảnh hiếu tâm chăm sóc cha mẹ, và thiện tâm phổ độ cô hồn dã quỷ. Trong lúc thiện tâm thiện hạnh tràn ngập khắp nơi như vậy, sao không đối nhân xử thế tốt hơn để thêm phúc?

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?